5 bệnh cần đề phòng khi trời lạnh

Bên cạnh những căn bệnh mùa đông phổ biến như cảm lạnh và cúm, chúng ta còn càn phải chú ý đến 5 căn bệnh khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiết trời chuyển lạnh.

Bên cạnh những căn bệnh mùa đông phổ biến như cảm lạnh và cúm, chúng ta còn càn phải chú ý đến 5 căn bệnh khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiết trời chuyển lạnh.

5 bệnh cần đề phòng khi trời lạnh 1   

Bệnh về tim

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), vào mùa đông, số trường hợp bị bệnh tim thường tăng đột biến. Nguyên nhân là do làm việc quá sức trong môi trường nhiệt độ thấp khiến cho tim bị căng thẳng, đặc biệt là ở những người không quen vận động hoặc có tiền sử bệnh tim.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, AHA khuyên chúng ta nên thường xuyên nghỉ giữa lúc làm việc để tránh khiến cho tim gắng sức. Ngoài ra, không nên ăn quá no trước khi làm việc để tránh gây áp lực cho tim.

Rối loạn cảm xúc theo mùa

Hội chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một dạng trầm cảm xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu là từ đầu mùa đông cho đến cuối mùa hè. Các dấu hiệu của SAD bao gồm cảm giác buồn bã, vô vọng, tội lỗi, khó chịu và hay nghĩ đến tự tử. Nguyên nhân của căn bệnh này vẫn chưa được chứng minh nhưng các nhà khoa học cho rằng triệu chứng này có thể liên quan đến việc mất cân bằng các chất trong cơ thể.

Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ, một trong những nhân tố giúp cải thiện tình trạng rối loạn cảm xúc là tắm nắng. Ánh nắng sẽ giúp bạn điều chỉnh chu kì giấc ngủ, gây ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc. Bên cạnh đó, những liệu pháp trò chuyện và thuốc chống trầm cảm cũng được khuyên dùng.

Nhiễm độc khí than

Ngộ độc khí than CO là một tình trạng vô cùng phổ biến vào mùa đông. Chất khí không màu không mùi này được tạo ra khi chúng ta đốt lò sưởi ấm, bật bếp nấu ăn hay khởi động xe trong hầm. Triệu chứng của ngộ độc CO bao gồm đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và chóng mặt. Tuy nhiên, căn bệnh này rất nguy hiểm vì các triệu chứng của nó không hề đặc biệt, khiến người ta dễ nhầm lẫn sang các căn bệnh khác.

Vào mùa đông, bạn nên lắp đặt thiết bị đo lượng CO trong nhà để luôn nhận biết được khi nào thì chất CO vượt quá nồng độ an toàn. Các bác sĩ cũng khuyên bạn không nên sử dụng lò đốt để sưởi ấm trong nhà, đồng thời cũng không nên để bất kì động cơ khí gas nào hoạt động trong thời gian dài.

Tê cóng

Tình trạng tê cóng xảy ra khi da và lớp biểu bì dưới da bị đông cứng lại. Tê cóng thường ảnh hưởng đến các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khí lạnh như mũi, tai, cằm, ngón tay hay ngón chân. Tê cóng có thể hủy hoại lớp da vĩnh viễn, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến hoại tử phải cắt bỏ. Triệu chứng của tê cóng là cảm giác đau đớn và hình thành một vết loang màu trắng. Tuy nhiên, khi sự đau đớn chấm dứt và bạn bắt đầu mất cảm giác, đó là khi tê cóng trở nên nghiêm trọng.

Ngay khi nghi ngờ mình bị tê cóng, bạn cần ra khỏi khu vực lạnh giá ngay lập tức. Bạn không được chà xát vùng tê cóng, cũng như không được áp dụng nhiệt trực tiếp lên vết thương để tránh gây bỏng da. Thay vào đó, đặt khu vực bị tê cóng ngâm vào nước ở nhiệt độ phòng và chờ đến khi da ấm lên.

Hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt xảy ra khi một người nào đó phải ở trong thời tiết lạnh hoặc nóng trong thời gian dài. Trẻ em và người già là hai đối tượng dễ mắc phải triệu chứng này. Ngoài ra, những người uống rượu cũng có nguy cơ bị hạ thân nhiệt rất cao. Chỉ một ly rượu cũng có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.

Khi bị hạ thân nhiệt, người ta thường cảm thấy mệt mỏi, mất phương hướng và lạnh run. Nhưng dần dần họ sẽ không cảm thấy lạnh nữa, da chuyển sang màu xanh xám, đồng tử giãn ra, cuối cùng sẽ mất ý thức.

Các chuyên gia khuyên rằng khi bị hạ thân nhiệt, tốt hơn hết là chúng ta nên đến bác sĩ để điều trị kịp thời. Nếu chỉ là tình trạng nhẹ, chỉ cần ủ ấm lại cơ thể bằng chăn cho đến khi nhiệt độ cơ thể trở về bình thường. Nếu gặp tình trạng nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ phải dùng đèn và các dung dịch để làm ấm cơ thể.
 
Theo NLĐ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.