- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 sai lầm khi dọn dẹp khiến nhà càng dọn càng bẩn, rước thêm bệnh vào người
Làm sạch từ dưới lên là sai lầm rất dễ mắc khi dọn dẹp nhà cửa của nhiều người.
Làm sạch từ dưới lên là sai lầm rất dễ mắc khi dọn dẹp nhà cửa của nhiều người.
1. Lau cả nhà chỉ bằng một chiếc khăn, miếng giẻ
Dù cho bạn có lựa chọn lau nhà bằng dung dịch tẩy rửa thế nhưng việc chỉ dùng một miếng giẻ để lau thì bụi, vi khuẩn vẫn sẽ bị dính từ nơi này sang nơi khác.
Thử tưởng tượng xem, ngàn vi khuẩn từ nhà bếp lại theo khăn lau "leo" vào phòng ngủ và ngự trị ở đó sẽ khủng khiếp thế nào.
Cách khắc phục thì quá đơn giản, bạn chỉ cần phân ra mỗi khu vực cần lau dọn như nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, bàn ghế, sàn nhà... - mỗi nơi bằng một chiếc khăn lau, miếng giẻ khác nhau là được.
2. Lau dọn, làm sạch từ dưới lên trên
Làm sạch từ dưới lên là sai lầm rất dễ mắc khi dọn dẹp nhà cửa của nhiều người. Nếu bạn lau, quét, hút bụi sàn nhà rồi mới dọn dẹp đồ đạc, lau bàn ghế, quét bụi thì bụi bẩn có thể rơi trở ngược xuống sàn nhà. Kết quả là bạn phải lau lại sàn.
Vì thế, bạn hãy làm sạch theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Bắt đầu với cửa sổ, bàn, các quầy kệ, ghế…, cuối cùng là sàn nhà.
3. Phun chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt
Có một sự thật mà không phải ai cũng biết đó là việc bạn phun chất tẩy rửa trực tiếp lên mặt kính, mặt bàn và các món đồ nội thất khác có thể khiến dung dịch này tích tụ trên bề mặt chặt hơn. Lý do là bởi bụi gặp chất lỏng sẽ dễ bám vào bề mặt vật dụng hơn.
Thay vì xịt trực tiếp lên nội thất, bạn hãy xịt dung dịch làm sạch lên một tấm vải và dùng tấm vải đó để lau đồ đạc. Cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm chất rửa mà còn ngăn vết bẩn đọng lại.
4. Quên làm sạch các dụng cụ cọ rửa
Nếu đặt bàn chải cọ toilet hay dụng cụ làm sạch như chổi, miếng bọt biển, khăn... vào vị trí cũ ngay sau khi chà rửa thì vi khuẩn sẽ kẹt lại trong lông bàn chải. Tại đây, chúng có thể sinh sôi lên rất nhanh. Những vi khuẩn đó lại tiếp tục dính lên bề mặt nhà vệ sinh, bề mặt vật dụng vào lần chà rửa tiếp theo.
Cách khắc phục là sau khi dùng, hãy rửa sạch và phơi khô bàn chải cọ toilet, dụng cụ cọ rửa... sau đó mới để lại vị trí cũ.
5. Không làm sạch máy hút bụi sau mỗi lần sử dụng
Bạn sử dụng máy hút bụi để làm sạch nhà cửa, nhưng bạn có làm sạch máy hút bụi không? Rác, bụi bị nén lại trong máy lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng vận hành.
Vì thế, để đảm bảo tuổi thọ của máy hút bụi, hãy nên loại bỏ rác, tóc, bụi khỏi túi lọc sau mỗi lần sử dụng.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe3 phút trướcBiến chủng SARS-CoV-2 mới thuộc nhóm 20C từng được các chuyên gia tại Mỹ cảnh báo cần điều tra khẩn cấp vì mức độ lây lan nhanh và có thể kháng vaccine.
- Sức khỏe1 giờ trướcThấy tình trạng ngày càng nặng, bố mẹ vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện khám. Kết quả khám bệnh khiến cả gia đình vô cùng suy sụp.
- Sức khỏe3 giờ trướcSau cuộc cãi vã với vợ, người đàn ông 33 tuổi định đi tắm để giải tỏa cảm xúc, nào ngờ đột ngột ngất xỉu trong nhà tắm.
- Sức khỏe3 giờ trướcBản tin 6h ngày 26/2 cho biết có 1 ca mắc mới COVID-19 là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay tại Tây Ninh. Việt Nam hiện có 2.421 bệnh nhân.
- Sức khỏe15 giờ trướcMột nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe15 giờ trướcBản tin 18h ngày 25/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 8 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương có 7 ca; 01 ca ở Tây Ninh là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
- Sức khỏe16 giờ trướcNếu như bạn mua thuốc uống, vận động linh hoạt mà cơn đau vai gáy không hề thuyên giảm thì rất nên đến viện để kiểm tra 3 loại ung thư dưới đây.
- Sức khỏe18 giờ trướcMới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận bệnh nhân gặp tai nạn chấn thương dương vật với tình trạng đau, sưng to, tím tái, dương vật vẹo phải.
- Sức khỏe19 giờ trướcNgay trong đêm 24/2, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện Tứ Kỳ đã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch: khoanh vùng, phong toả, truy vết thần tốc, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, dập dịch.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe21 giờ trướcNữ bệnh nhân 48 tuổi trú tại Cầu Giấy được xuất viện sau 3 lần âm tính. Ngày 24/2, bà được lấy mẫu theo dõi sau ra viện, kết quả dương tính ngày 25/2, được chuyển Bệnh viện Nhiệt đới trung ương 2 để tiếp tục cách ly, điều trị.
- Sức khỏe23 giờ trướcNgày 24/2, lô vắc xin Astra Zeneca phòng Covid-19 đầu tiên của Anh đã về Việt Nam và hiện Bộ Y tế đang nhanh chóng lên kế hoạch tiêm ngay trong tháng 3 tới.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ xác định cháu P. bị nhiễm khuẩn Whitmore trên vết thương do gà mổ.