5 thói quen ảnh hưởng xấu tới răng miệng

Đôi khi, một số thói quen thường ngày âm thầm gây hại không nhỏ tới sức khỏe răng miệng. Việc từ bỏ các thói quen dưới đây sẽ giúp duy trì một sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Đôi khi, một số thói quen thường ngày âm thầm gây hại không nhỏ tới sức khỏe răng miệng. Việc từ bỏ các thói quen dưới đây sẽ giúp duy trì một sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Chải răng ngay sau khi ăn

Thông thường, chúng ta đều cho rằng chải răng ngay sau khi ăn sẽ bảo vệ được răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn có trong thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng. Nếu bạn chải răng ngay sau khi dùng thực phẩm có tính acid, nguy cơ ảnh hưởng tới men răng. Khi men răng đang trong tình trạng “bị tấn công” như vậy, việc chải răng sẽ làm tăng nguy cơ mài mòn đối với răng. Cách tốt nhất là chờ sau 30 phút hoặc uống nước để làm trôi các chất axit có trong miệng, sau đó mới chải răng.

Xỉa răng bằng tăm

Xỉa tăm là phương pháp vệ sinh răng miệng đã có từ xa xưa, chủ yếu để vệ sinh các thức ăn còn sót lại ở kẽ răng. Tuy nhiên, việc sử dụng tăm lại làm cho các kẽ răng bị rộng ra, dẫn đến việc thức ăn càng bị mắc lại nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do đường kính của đầu tăm thường lớn hơn khoảng cách sinh lý của kẽ răng, nếu kích thước quá nhỏ, tăm không đủ độ vững chắc để đưa vào giữa kẽ răng.

Mặt khác động tác xỉa răng bằng tăm chỉ có tính chất một chiều, nên thức ăn ở sâu bên dưới không thể lấy bỏ. Quá trình sử dụng tăm gây ra sang chấn tại chỗ còn có nguy cơ gây viêm lợi, tiêu xương vùng kẽ răng làm cho kẽ răng ngày càng rộng, vì thế thức ăn càng bị mắc lại nhiều hơn. Sử dụng tăm xỉa răng không đảm bảo vệ sinh còn có nguy cơ gây ra bệnh u lợi (epulis). Bệnh này là khối sưng mềm màu trắng, không chảy máu, không đau, ảnh hưởng tới thẩm mỹ nhưng gây vướng và có thể phải nạo, thậm chí cắt bỏ. 

Phương pháp chải răng đúng cách.

Phương pháp chải răng đúng cách.

Vì những lý do trên, cách tốt nhất đó là bạn nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay cho việc dùng tăm, chỉ tơ nha khoa có kích thước phù hợp với kẽ răng sinh lý, không gây ảnh hưởng tới răng và lợi.

Lưu ý, việc sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách cũng cần thời gian để làm quen và luyện tập và đôi khi khó khăn hơn cho người cao tuổi và những người có bệnh lý về xương khớp.

Chải răng không đúng cách

Nguyên nhân của tình trạng mòn cổ răng ở người trưởng thành phần lớn do thói quen chải răng không đúng cách. Chải răng ngang trong thời gian dài gây ra hiện tượng răng bị mài mòn theo chiều ngang ở vị trí cổ răng, mức độ tăng dần theo thời gian và hậu quả là răng bị tăng nhạy cảm (ê buốt răng), kích thích tủy răng, thậm chí gãy ngang thân răng qua vị trí bị mòn, lõm.

Chải răng đúng cách được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đó là theo phương pháp Bass cải tiến: Đặt bàn chải nghiêng một góc 45° so với bề mặt răng tại vị trí cổ răng, xoay tròn và rung nhẹ tại chỗ mỗi vùng từ 6-10 lần, xoay bàn chải để lông bàn chải chạy dọc theo chiều trên dưới của răng, chải tất cả các vùng của răng. Để dễ nhớ, bạn nên chải theo nguyên tắc: chải hàm trên trước, hàm dưới sau, mặt ngoài trước, mặt trong sau. Đối với mặt nhai chải theo động tác tới lui ngắn tránh bỏ sót.

Không lấy cao răng vì sợ ảnh hưởng đến men răng

Một số người chưa từng lấy cao răng vì lo sợ việc lấy cao răng làm ảnh hưởng tới men răng của mình. Nhưng thực tế quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm. Lấy cao răng là kỹ thuật loại bỏ cao răng, mảng bám trên bề mặt răng - nguyên nhân gây ra bệnh lợi và một số bệnh lý răng miệng khác.

Kỹ thuật lấy cao răng ngày nay sử dụng lực rung siêu âm để loại bỏ cao răng, không ảnh hưởng đến tổ chức cứng của răng (men và ngà răng) do đó rất an toàn cho răng. Sau khi lấy cao răng, bề mặt răng sẽ được đánh bóng để khôi phục lại độ bóng của răng, cũng như làm hạn chế việc tích tụ cao răng, mảng bám. Vì vậy lời khuyên của nha sĩ đó là lấy cao răng định kỳ, kết hợp với việc vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng tránh các bệnh lý răng miệng.

Chỉ đi khám răng khi có các vấn đề về răng miệng

Nhiều người có thói quen chỉ đi gặp nha sĩ khi các vấn đề răng miệng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên thực tế là các bệnh răng miệng thường tiến triển âm thầm trước khi bạn có thể phát hiện ra chúng, nha sĩ cần phải sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để có thể được phát hiện các tổn thương với răng và lợi. Đôi khi, những vấn đề tưởng chừng như đơn giản, cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với những can thiệp nha khoa lớn như nhổ bỏ răng, phẫu thuật.

Do đó, ý nghĩa của việc khám răng định kỳ là vô cùng quan trọng, ngay cả khi bạn không có những biểu hiện bất thường về răng miệng. Thời gian nên đi khám răng miệng định kỳ là 4-6 tháng/lần theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, vì vậy hãy lên kế hoạch để hàm răng của bạn được chăm sóc và bảo trì ngay từ hôm nay để phòng các bệnh về răng miệng.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.