80% người bệnh COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ: Chuyên gia kêu gọi tuyệt đối không được bỏ qua đối tượng này

Đến chiều ngày 8/7, Việt Nam có tổng cộng 20224 ca mắc Covid-19 ở làn sóng thứ 4 và có 70 ca tử vong. Các chuyên gia điều trị Covid-19 khẳng định không thể chủ quan dù có nhiều bệnh nhân không có triệu chứng.

80% người bệnh COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ: Chuyên gia kêu gọi tuyệt đối không được bỏ qua đối tượng này-1

Theo Sở Y tế TP. HCM, 80% người bệnh COVID-19 được ghi nhận không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Nhiều ý kiến cho rằng có nên để các trường hợp F0 không có triệu chứng theo dõi cách ly tại nhà.

GS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức tích cực Việt Nam cho biết số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam đang ngày càng tăng.

Nếu số ca vẫn ngày càng tăng thì công tác cho khối điều trị sẽ vô cùng nặng nề. Dù người bệnh Covid-19 không có triệu chứng nhưng không nên "bỏ mặc" mà vẫn cần theo dõi họ. Người mắc Covid-19 vẫn cần theo dõi bởi nhân viên y tế, nếu có diễn biến bất thường cần can thiệp ngay. Lý do là có nhiều người bệnh trước đó hoàn toàn không có triệu chứng nhưng sau đó bệnh diễn tiến rất nhanh, dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp.

GS Bình cho biết việc cho rằng các ca F0 không có triệu chứng chỉ cần cách ly tại nhà hoàn toàn không đúng vì diễn tiến bệnh mỗi người 1 cách khác nhau, không ai đoán trước được họ có diễn tiến nặng hay không. 

Những người bệnh không có triệu chứng vẫn cần theo dõi y tế. Ở nước ngoài, ví dụ như Mỹ hay Châu Âu, mạng lưới y tế gia đình tốt nên người bệnh Covid-19 ở nhà điều trị nhưng 1 ngày bác sĩ gia đình sẽ gọi điện theo dõi tới 4 – 5 lần. Họ được khuyến cáo theo dõi và khi có diễn biến bất thường sẽ được can thiệp y tế.

Nhưng ở Việt Nam, mạng lưới bác sĩ gia đình hầu như không có nên không thể để người bệnh không có triệu chứng ở nhà tự cách ly.

Ví dụ như ở Hải Dương và Bắc Giang, chúng ta đã theo dõi rất sát nên khi có diễn tiến nặng, nhân viên y tế can thiệp ngay, giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên, khi số ca mắc cao lên, GS Bình lo ngại hệ thống y tế sẽ quá tải, nhất là khối y tế hồi sức cấp cứu.

Từ hơn 10 năm nay, hệ thống y tế hồi sức tích cực ở nước ta quá mỏng. Trước đây, có ca bệnh nào cần hồi sức tích cực là được chuyển lên Hà Nội, ở miền nam thì chuyển lên TP HCM. Nhưng dịch Covid-19 xảy ra khiến hệ thống hồi sức tích cực của TP HCM quá tải, các bệnh nhân ở các tỉnh khu vực sẽ không thể chuyển lên được, đồng nghĩa với việc hồi sức tích cực ở địa phương sẽ rất khó.

Với tình hình hiện tại, GS Gia Bình cho rằng cách tốt nhất là theo dõi thật tốt các bệnh nhân Covid-19 dù có triệu chứng hay không, và hạn chế sự lây lan của bệnh để số ca mắc ở mức tối thiểu nhất.

Người dân không nên có suy nghĩ người trẻ mắc Covid-19 cũng chỉ như cảm cúm bởi vì Covid-19 vẫn là virus mới, nó tấn công vào toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, không ai giống ai.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/80-nguoi-benh-covid-19-khong-co-trieu-chung-hoac-trieu-chung-nhe-chuyen-gia-keu-goi-tuyet-doi-khong-duoc-bo-qua-doi-tuong-nay-161210907082839158.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.