Ai không nên ăn ngao, hến?

Ngao, hến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng loại hải sản này.

Ngao, hến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong gia đình có nhiều người ở những lứa tuổi và bệnh lý khác nhau, liệu có thể cùng sử dụng các món ăn từ ngao hay không?

Cùng với cua, tôm, cá thì ngao, hến là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất.

Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do ôxy hóa - một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.

Tuy nhiên, trong ngao, hến có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì (hầu hết đều là sản phẩm của các ngành công nghiệp).

Ăn phải ngao, hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.

Hình ảnh  số 1

Là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao nên ngao, hến cũng là loại có thành phần purin cao nên người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều đối với những người có bệnh gút hoặc tiền sử bệnh gút.

Lưu ý là sau khi ăn ngao, hến không nên ăn hoa quả vì dễ bị đau bụng.

Hoa quả còn ảnh hưởng đến hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể. Lượng tannin hoa quả kết hợp với protein, can xi sẽ tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Cũng không ăn ngao,hến với thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc.

Không nên ăn ngao, hến và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.

Ngao  không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của trai hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc.

Vì vậy, trước khi lựa chọn và chế biến, các bà nội trợ cần lưu ý:

Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.

Để chọn được trai hến có tươi sống không, cần kiểm tra như sau:

- Dùng tay chạm vào vỏ. Nếu trai tươi sống, vỏ sẽ từ từ khép lại.

- Mùi trai sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Ngao biển có mùi nước biển nhiều hơn.

- Không nên mua ngao hến vỏ đã bị sứt, giập, vỡ… vì dễ bị nhiễm các vi khuẩn.

Theo Nguoiduatin



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.