Ai không nên ăn rau mồng tơi?

Mồng tơi được sử dụng làm thuốc đã từ lâu đời. Mãi về sau này khi thấy thành phần dinh dưỡng của mồng tơi cũng rất phong phú, thì người ta mới bắt đầu sử dụng làm rau ăn.

Theo Đông y: rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...

Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá.

Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó; nước ép quả dùng nhỏ mắt chữa đau mắt. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.

Chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên  người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.

Những bài thuốc kim cổ dùng rau mồng tơi để trị bệnh:

- Đại tiện táo bón: dùng mồng tơi 500g, thêm mắm muối, tương, giấm, nấu thành món canh ăn trong bữa cơm; sau vài ngày đại tiện sẽ thông.

- Đại tiện xuất huyết kinh niên: rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng), hầm lên ăn; sau khi thịt gà chín, mới cho mồng tơ ivào, nấu thêm 20 phút là được.

- Tiểu tiện không thông suốt,đái rắt, đái nhỏ giọt: dùng rau mồng tơi tươi 70 - 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

- Chảy máu mũi do huyết nhiệt: dùng mồng tơi tươi giã nát, dùng bông thấm nước cốt, nhét vào lỗ mũi.

- Ngực bồn chồn, đầy tức: rau mồng tơi 60g, sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng vào uống, uống ấm.

- Khớp xương tay chân đau nhức do phong thấp: rau mồng tơi cả cây 50 - 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu cho chín, làm món ăn trong bữa cơm hàng ngày.

- Chữa bỏng: dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.

- Lợi sữa: phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, thường ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều.

- Chữa đinh nhọt: dùng lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 - 3 lần.

- Ban xuất huyết: dùng mồng tơi 100g, mã lan 50g, tề thái 25g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Mãlan (Kalimeris indica (L.) Bip) còn gọi là hài nhi cúc, tề thái (Capsella bursapastoris (L.) Medic.), đều là những cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.