Ăn dễ dãi, hại đường ruột

Các bữa ăn trong ngày Tết thường đảo lộn, giờ giấc không giống những ngày bình thường, nhiều món ăn lạ, cách nấu khác với bữa ăn hàng ngày nên trẻ em cũng dễ bị đầy bụng, tiêu chảy, bị ngộ độc thực phẩm.

Các bữa ăn trong ngày Tết thường đảo lộn, giờ giấc không giống những ngày bình thường, nhiều món ăn lạ, cách nấu khác với bữa ăn hàng ngày nên trẻ em cũng dễ bị đầy bụng, tiêu chảy, bị ngộ độc thực phẩm.

Trẻ rất dễ ngộ độc

Trẻ rất dễ ngộ độc

Được bố mẹ cho đi chơi Tết, nhiều bé rất thích nhưng cái khổ nhất của cả mẹ và bé là chuyện ăn uống.

Đi chúc Tết rồi thì khách đến nhà, rồi thì phải làm cơm cúng gia tiên,... nên bố mẹ không có thời gian để chế biến các món ăn như ngày thường cho con. Đồ ăn của bé cũng là đồ dự trữ. Có nhà nấu một bữa cho bé ăn cả ngày, có món được chế biến, để tủ lạnh làm thức ăn cho trẻ đến mấy ngày liền. Thấy con ngán ăn thịt, giò, chả nên mỗi khi ra đường, các bố các mẹ thường cho con ghé vào quán phở, bún ốc ăn thay đổi. Tuy nhiên, việc ăn uống này thường không đảm bảo vệ sinh do thức ăn được các hàng quán dự trữ từ trước Tết. Nhiều trẻ bị tiêu chảy, ngộ độc bởi ăn thức ăn lạ và thức ăn ở ngoài quán này.
 

Lưu ý các triệu chứng

 

- Buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở bụng, đau quặn bụng.

 

- Tiêu chảy: một hoặc nhiều lần, phân có thể có nhiều nước, trong phân có thể có máu. Nếu phân có nhiều nước thì cần bù nước sớm.

 

- Các triệu chứng toàn thân: sốt, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp tụt, hôn mê… là những triệu chứng nặng cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường có biểu hiện đau bụng quặn từng cơn, nôn ói dữ dội, liên tục và có thể bị tiêu chảy. Đa phần trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường nôn rất nhiều do ảnh hưởng của độc tố trong thức ăn. Lúc này cha, mẹ phải hết sức lưu ý chăm sóc trẻ đặc biệt vì nếu không trẻ sẽ gặp phải những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng như: hạ đường huyết, rối loạn điện giải, nhiễm trùng toàn thân... Bên cạnh đó trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường kèm theo triệu chứng sốt, nhiễm trùng gây tổn thương ruột rất nguy hiểm.

Các món ăn ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, giò lụa, giò thủ, lạp xưởng, nem, dưa giá, củ kiệu, mứt bánh các loại... đều được chuẩn bị hoặc mua từ trước Tết, để ăn nhiều ngày cũng sẽ là môi trường phát triển tốt cho nấm mốc, vi khuẩn. Các bậc cha mẹ nên lưu ý khi cho con ăn những món này. Bánh chưng, bánh tét, giò lụa được gói kín trong nhiều lớp lá, được nấu trong nhiều giờ nên sự diệt khuẩn bên trong gần như hoàn toàn. Bánh chỉ bị hư khi nhiễm nấm mốc, vi khuẩn từ bên ngoài vào, trong đó có loại nấm mốc thuộc họ Aspergillus và Penicillinum tiết ra độc tố rất có hại. Vì vậy, nếu thấy nấm mốc xuất hiện bên ngoài lá và bắt đầu lan vào trong, bánh có chỗ bị vữa thì phải bỏ.

Sữa chua, sữa uống đóng hộp, xúc xích... là những loại thực phẩm hay bị bỏ qua hạn sử dụng. Đồ ăn quá hạn xuất hiện vi khuẩn nấm mốc, dễ gây đau bụng, hay thậm chí ngộ độc. Hãy kiểm tra tủ lạnh và loại bỏ chúng, vì con trẻ có thể lấy ăn mà không hề chú ý.

Ngày Tết, nhiều cha mẹ cũng dễ dãi với con trong chuyện ăn uống, đặc biệt là các đồ uống có ga. Các loại nước giải khát, nước tăng lực, sirô chứa nhiều đường, dễ gây khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý, các loại nước ngọt, kem phần lớn đưa vào cơ thể một lượng đường hoá học hay tự nhiên, chất gây sinh hơi đôi khi có thể bị nhiễm các chất độc như: kim loại nặng, các hoá chất hữu cơ như povinylchlorides, các thuốc màu, mùi thơm, hoặc nhiễm nấm vi sinh vật.

Giúp con mạnh khỏe, tươi vui

Để phòng tránh cho trẻ bị ngộ độc thức ăn trong những ngày Tết, các bậc cha mẹ tốt nhất hãy lựa chọn cho con thức ăn đảm bảo về mức độ tươi ngon, hợp vệ sinh.

Đối với những đồ ăn đã được chế biến sẵn cần chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và thương hiệu đảm bảo, uy tín. Thức ăn cho trẻ cần phải được bảo quản tốt trong tủ lạnh để tránh tình trạng thức ăn bị nhiễm khuẩn gây ôi thiu. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, vệ sinh tay thật sạch khi chế biến đồ ăn và cần nấu chín kỹ thức ăn. Thức ăn cho trẻ cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn không để ở ngoài quá 2 giờ, không để tủ lạnh quá 1 ngày và hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn.

Với thức ăn đã được nấu sẵn, cũng cần kiểm tra độ an toàn, vệ sinh thực phẩm và hâm nóng trước khi cho trẻ ăn. Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, vì vậy tuyệt đối các mẹ không nên để trẻ ăn uống ở những hàng quán vỉa hè, không đảm bảo độ an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến qua loa, có thể bị nhiễm khuẩn vì bảo quản không tốt.

Một lưu ý hằng ngày không thể thiếu đó là bố mẹ hãy tạo thói quen cho trẻ rửa tay sạch trước khi ăn. Với thói quen lựa chọn, chế biến thực phẩm và ăn uống an toàn, hợp vệ sinh, các bậc cha mẹ có thể giúp con mạnh khỏe, tươi vui và tránh không phải nhập viện trong những ngày Tết.

Theo Gia Đình



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.