- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ăn trầu lọt danh sách 116 "thủ phạm" gây ung thư
Trong tuần này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố thông tin gây chấn động rằng, các loại thịt chế biến sẵn, chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông ... là yếu tố gây nguy cơ ung thư cao như thuốc lá.
Trong tuần này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố thông tin gây chấn động rằng, các loại thịt chế biến sẵn, chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông ... là yếu tố gây nguy cơ ung thư cao như thuốc lá. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn còn 115 thủ phạm sinh ung thư khác, kể cả tục ăn trầu của người Việt, được xếp cùng nhóm với thịt chế biến sẵn.
Cảnh báo mới của WHO nhấn mạnh, chỉ cần ăn 50g thịt chế biến sẵn, tức là chưa đầy một chiếc xúc xích cỡ trung bình mỗi ngày, chúng ta cũng đối mặt với nguy cơ ung thư ruột tăng tới 18%. Báo cáo cũng phân loại thịt đỏ tươi vào nhóm "có thể gây ung thư" cho con người, tức là thấp hơn một bậc so với nhóm "sinh ung thư" của thịt chế biến sẵn.
Song, các chuyên gia của WHO nói thêm rằng, thịt đỏ vẫn mang tới một số lợi ích dinh dưỡng cho con người cũng như cung cấp lượng lớn protein, sắt và vitamin B12, giúp chúng ta phòng ngừa sự mệt mỏi và nhiễm trùng. Họ khuyến nghị công chúng nên tránh ăn thịt chế biến sẵn càng nhiều càng tốt và thay thế bánh kẹp thịt lợn xông khói bằng salad đậu cho bữa sáng.
Kết luận trên được rút ra sau khi 22 chuyên gia đến từ 10 nước trên thế giới, thuộc Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO (IARC) xem xét hơn 800 nghiên cứu về các mối liên hệ giữa thịt đỏ và thịt chế biến sẵn với nhiều loại ung thư khác nhau.
"Đối với mỗi cá nhân, nguy cơ phát triển ung thư ruột vì ăn thịt chế biến sẵn vẫn còn nhỏ, nhưng nguy cơ tăng lên cùng với lượng thịt hấp thụ. Xét về số lượng lớn người ăn thịt chế biến sẵn, tác động toàn cầu của việc mắc bệnh ung thư thực sự là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm", tiến sĩ Christopher Wild, giám đốc IARC nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ngoài thịt chế biến sẵn, trong nhóm "thủ phạm sinh ung thư" của
IARC còn có 115 yếu tố khác, bao gồm cả các vật dụng, hoạt động hàng ngày và
những chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là thống kê đầy đủ về cả 116 thủ phạm sinh
ung thư, theo IARC:
1. Hút thuốc lá
2. Đèn chiếu mạnh để quay phim và giường tắm nắng nhân tạo
3. Hoạt động sản xuất nhôm
4. Thạch tín trong nước uống
5. Hoạt động sản xuất Auramine
6. Hoạt động sản xuất và sửa chữa giày, ủng
7. Hoạt động cạo ống khói
8. Khí hóa than đá
9. Chưng cất nhựa than đá
10. Hoạt động sản xuất than cốc
11. Chế tạo đồ đạc và đồ gỗ mỹ thuật
12. Khai thác khoáng chất haematite dưới đất (phải tiếp xúc với khí phóng xạ
radon)
13. Hút thuốc thụ động (không trực tiếp hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc)
14. Luyện sắt và thép
15. Sản xuất sopropanol (quá trình axit mạnh)
16. Sản xuất thuốc nhuộm màu đỏ tía
17. Làm nghề thợ sơn
18. Lát đường và lợp mái với dầu hắc ín nhựa đường
19. Ngành công nghiệp cao su
20. Làm việc tiếp xúc với các màn sương axit nhân tạo mạnh, chứa axit sulphuric
21. Hỗn hợp tự nhiên của các độc tố nấm mốc (sinh ra do nấm mốc)
22. Các loại đồ uống có cồn
23. Quả cau, thường được nhai cùng lá trầu
24. Tục nhai trầu cau với thuốc lào
25. Tục nhai trầu cau không thuốc lào
26. Dầu hắc ín nhựa đường
27. Nhựa đường
28. Khí phát thải trong nhà do việc đun bằng than đá
29. Khí thải diesel
30. Các dầu khoáng chất chưa qua xử lý hoặc chỉ xử lý sơ qua.
31. Phenacetin, một loại thuốc giảm đau, hạ sốt.
32. Các cây trồng chứa axit aristolochic (một thành phần được sử dụng trong
thuốc Bắc)
33. Các chất Polychlorinated biphenyl (PCB), từng được sử dụng rộng rãi trong
các thiết bị điện trước đây nhưng bị cấm ở nhiều nước vào những năm 1970
34. Cá muối theo kiểu Trung Quốc
35. Dầu đá phiến
36. Bồ hóng
37. Các sản phẩm thuốc lá không khói
38. Bụi gỗ
39. Thịt chế biến sẵn
40. Acetaldehyde
41. 4-Aminobiphenyl
42. Các axit aristolochic acids và thực vật chứa chúng
43. Amiăng
44. Thạch tín và các hợp chất của thạch tín
45. Azathioprine - một loại thuốc tổng hợp ngăn chặn miễn dịch
46. Benzene
47. Benzidine
48. Benzo[a]pyrene
49. Beryllium và các hợp chất beryllium
50. Chlornapazine (N,N-Bis(2-chloroethyl)-2-naphthylamine)
51. Bis(chloromethyl)ether
52. Chloromethyl methyl ether
53. 1,3-Butadiene
54. 1,4-Butanediol dimethanesulfonate (Busulphan, Myleran)
55. Cadmium và các hợp chất của cadmium
56. Chlorambucil
57. Methyl-CCNU (1-(2-Chloroethyl)-3-(4-methylcyclohexyl)-1-nitrosourea;
Semustine)
58. Các hợp chất crôm (VI)
59. Ciclosporin
60. Các dạng tránh thai kết hợp hoóc môn chứa cả oestrogen và progestogen
61. Thuốc viên tránh thai dạng sử dụng hoóc môn theo trình tự (một giai đoạn chỉ
dùng oestrogen và sau đó là giai đoạn dùng cả oestrogen và progestogen)
62. Cyclophosphamide
63. Diethylstilboestrol
64. Các thuốc nhuộm chuyển hóa thành benzidine
65. Virus Epstein-Barr
66. Oestrogen dạng không phải steroid
67. Oestrogen dạng steroid
68. Liệu pháp oestrogen sau mãn kinh
69. Ethanol trong đồ uống có cồn.
70. Erionite
71. Ethylene oxit
72. Etoposide đơn chất và trong dạng kết hợp với cisplatin và bleomycin
73. Formaldehyde
74. Chất bán dẫn gallium arsenide
75. Vi khuẩn gây loét hệ tiêu hóa Helicobacter pylori
76. Virus viêm gan B(mắc bệnh mạn tính)
77. Virus viêm gan C (mắc bệnh mạn tính)
78. Các phương thuốc thảo dược chứa các loài thực vật thuộc chi ristolochia
79. Virus gây thiếu hụt miễn dịch ở người tuýp 1
80. Papillomavirus ở người tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59
và 66
81. Virus gây u lympho T ở người tuýp I (HTLV-1)
82. Melphalan
83. Methoxsalen (8-Methoxypsoralen) cộng với bức xạ tử ngoại A-radiation
84. 4,4'-methylene-bis(2-chloroaniline) (MOCA)
85. MOPP và liệu pháp hóa trị kết hợp khác, sử dụng tác nhân alkyl
86. Khí độc lưu huỳnh mù tạt
87. 2-Naphthylamine
88. Bức xạ nơtron
89. Các hợp chất nickel
90. 4-(N-Nitrosomethylamino)-1-(3-pyridyl)-1-butanone (NNK)
91. N-Nitrosonornicotine (NNN)
92. Sán lá gan
93. Ô nhiễm không khí ngoài trời
94. Các hạt vật chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời
95. Phosphorus-32 hay phân lân
96. Plutonium-239 và các sản phẩm phân rã của nó (có thể chứa plutonium-240 và
các chất đồng vị phóng xạ khác)
97. Radioiodines, các chất đồng vị tuổi thọ ngắn, bao gồm cả iodine-131,
từ các sự cố lò phản ứng hạt nhân và vụ nổ vũ khí nguyên tử (tiếp xúc thời thơ
ấu)
98. Nuclide phóng xạ, phát tỏa hạt α, tích tụ bên trong
99. Nuclide phóng xạ, , phát tỏa hạt β, tích tụ bên trong
100. Radium-224 và các sản phẩm phân rã của nó
101. Radium-226 và các sản phẩm phân rã của nó
102. Radium-228 và các sản phẩm phân rã của nó
103. Radon-222 và các sản phẩm phân rã của nó
104. Bệnh sán lá máu
105. Silica, kết tinh (hít vào cơ thể dưới dạng thạch anh hoặc cristobalite do
hoạt động nghề nghiệp)
106. Bức xạ mặt trời
107. Đá tan chứa cấu trúc asbestiform
108. Thuốc trị bệnh ung thư vú Tamoxifen
109. 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-para-dioxin
110. Thiotepa (1,1',1'-phosphinothioylidynetrisaziridine)
111. Thorium-232 và các sản phẩm phân rã của nó, được tiêm vào tĩnh mạch để cung
cấp thorium-232 dioxide
112. Treosulfan
113. Ortho-toluidine
114. Khí độc Vinyl chloride
115. Bức xạ cực tím
116. Bức xạ X-quang và bức xạ gamma
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe7 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe11 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe12 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe16 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe16 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe18 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe19 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.