Bà bầu không nên coi thường bệnh phụ khoa

Sau 2 năm mong mỏi mới đậu thai nên khi thấy ra máu khi có bầu 5 tuần, chị Hòa rất lo lắng. Nghĩ bị động thai, chị đi siêu âm, bốc thuốc bắc về uống hằng tháng nhưng cuối cùng bác sĩ phụ khoa lại phát hiện chị bị polip cổ tử cung.

Sau 2 năm mongmỏi mới đậu thai nên khi thấy ra máu khi có bầu 5 tuần, chị Hòa rất lo lắng.Nghĩ bị động thai, chị đi siêu âm, bốc thuốc bắc về uống hằng tháng nhưngcuối cùng bác sĩ phụ khoa lại phát hiện chị bị polip cổ tử cung.

"Hai vợ chồngăn không ngon ngủ không yên suốt bao ngày, đi siêu âm mấy chỗ thì có nơi nóirau hơi bong, có chỗ nói bình thường, nên càng hoang mang. Mẹ chồng thì đicắt thuốc về cho mình uống dưỡng thai, nhưng máu vẫn cứ ra suốt hơn mộttháng sau", chị Hòa (Gia Lâm, Hà Nội) kể lại.

Cuối cùng, mãitới khi tìm tới bác sĩ phụ khoa, chị Hòa mới té ngửa khi biết, hiện tượng ramáu là do chị bị polip ở vùng kín, chứ không phải dấu hiệu dọa sẩy. Chị đãđược bác sĩ xoắn polip và điều trị khỏi sau mấy tuần.

Chị Nhung (SócSơn, Hà Nội) cũng băn khoăn khi vùng kín xuất hiện những nốt nhỏ sần sùi lúcchị có bầu được 3 tháng. Ban đầu, nghĩ là do trời nắng nóng, mình vẫn mặc đồchật nên mới bị như vậy, chị tự chữa bằng cách thay hết quần áo bằng váy, vệsinh sạch sẽ. Thế nhưng, tình trạng vẫn không cải thiện mà có chiều hướngnặng thêm.

Bà bầu không nên coi thường bệnh phụ khoa

Trước khi có ý định mang thai, cần đi khám sức khỏe tổng quát cũng như phụ khoa, chữa dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, phần phụ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và con sau này

Đi khám, chịkhi biết mình bị sùi mào gà, và nếu không chữa triệt để có thể lây cho em bévà gây nguy hiểm cho cả mẹ và con khi sinh. Dù vậy, lúc bác sĩ nói cần phảiđốt điện, chị lại do dự vì sợ thủ thuật này ảnh hưởng tới em bé.

"Mình đã phảiđi tới 4 phòng khám khác nhau rồi mới dám quyết định đi đốt. Sau đó cả thángvẫn hồi hộp chờ đợi xem con có bị làm sao không", chị thổ lộ.

Điều khiến chịbuồn hơn là biết bệnh của mình bị lây từ chồng và phát hiện anh xã từng "vuivẻ" bên ngoài vài lần khi vợ vừa có thai. "Đau lòng lắm mà chẳng biết làmthế nào. Khi biết lây bệnh cho vợ và có thể hại con chỉ vì mấy lần "nổihứng", anh ta cũng tỏ ra sợ và thề lên thề xuống sẽ không như vậy nữa, nhưngmình vẫn thất vọng và buồn chán vô cùng", chị Nhung chia sẻ.

Bác sĩ sản phụkhoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà cho biết, có không ít chị em bịmắc bệnh phụ khoa khi thai nghén, nhưng do chủ quan hoặc sợ việc điều trịảnh hưởng tới em bé, nên thường chần chừ việc khám, chữa.

Theo bà Dung,việc mang thai thường không làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu quan hệ một vợmột chồng. Hơn nữa khi có thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng làm việctích cực hơn. Tuy nhiên, giai đoạn này, sự thay đổi hoóc môn có thể khiếnnhiều người cảm thấy ẩm ướt hơn ở vùng kín, và nếu không vệ sinh đúng cách,đây có thể là môi trường thuận lợi cho các bệnh viêm nhiễm, nấm phát triển.Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến không ít bà bầu mang bệnh lâytruyền qua đường tình dục là bị nhiễm từ việc chồng có quan hệ không an toànbên ngoài.

Bà Dung chobiết, điều đáng nói là, nếu như ở nước ngoài, yêu cầu khám phụ khoa là bắtbuộc đối với tất cả phụ nữ mang thai, thì ở nước ta, nhiều người chỉ quantâm đến việc siêu âm thai nhi, chứ chưa chú ý tới việc khám sức khỏe của bảnthân và chăm sóc vùng kín. Thậm chí, một số trường hợp bị bệnh còn khôngchữa triệt để vì sợ ảnh hưởng tới thai. Đây là một quan niệm sai lầm và cóthể gây nhiều hệ lụy cho cả mẹ và con.

Trường hợp củachị Phúc (Hoài Đức, Hà Nội) là một điển hình. Thấy ra nhiều dịch và thườngxuyên ngứa rát, chị Phúc nghi mình bị nấm. Dù vậy, chị nhất quyết không đikhám, chữa mà tự mua lá trà xanh, lá trầu về đun nước rửa. Tình trạng ngứarát cứ lui đi được một thời gian ngắn rồi quay trở lại nhưng chị vẫn cốchịu. Tới khi sinh con, em bé vừa chào đời đã hay quấy khóc và không chịubú, uống sữa. Bác sĩ kiểm tra mới phát hiện trong miệng bé đầy nấm do bị lâytừ mẹ.

Nặng nề hơn,chị Hậu (Mê Linh, Vĩnh Phúc) còn bị vỡ ối non vì không chữa viêm nhiễm.

Khi có bầuđược gần 3 tháng, chị Hậu thấy cửa mình ra nhiều khí hư màu vàng đục. Đikhám, chị được bác sĩ chỉ định đặt thuốc vì viêm âm đạo, nhưng sợ ảnh hưởngtới con, chị không dùng. Sau đó, khi quan hệ với chồng chị lại thấy đau rátvà ngứa, đồng thời, thường xuyên bị "són tiểu". Rồi một lần, bỗng nhiên, chịthấy nước ộc ra từ âm đạo và tìm đến bác sĩ thì được chẩn đoán bị vỡ ối vàkhông giữ được thai.

Theo bác sĩKim Dung, viêm nhiễm phụ khoa có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể,các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai có thể truyền sangcon. Hay bệnh sùi mào gà ở thai phụ có thể gây chảy máu khó cầm, phải mổ lấythai, lây bệnh cho con khi sinh, đồng thời mẹ cũng có nguy cơ bị ung thư cổtử cung, âm đạo... Nếu mắc nấm, clamya trong thời kỳ này chị em có thể khóchịu, gây viêm màng ối, đẻ non, truyền nấm cho con...

Chuyên gia sảnphụ khoa cho rằng, để tránh các bệnh viêm nhiễm vùng kín khi mang thai, chịem cần giữ vệ sinh tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, không thụt rửa sâubên trong hay bằng các loại xà phòng mạnh. Quan hệ vợ chồng lành mạnh, và cóthể sử dụng bao cao su. Khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần đi khámbác sĩ.

Bà cho biết,việc điều trị phụ khoa cho phụ nữ có thai sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn trọngđể chọn cách phù hợp để không ảnh hưởng tới thai nhi, nên chị em không cầnquá lo lắng, và phải tuân thủ theo đúng chỉ định cũng như tái khám để biếtbệnh đã được điều trị dứt điểm chưa.

"Trước khi cóý định mang thai, cần đi khám sức khỏe tổng quát cũng như phụ khoa, chữa dứtđiểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, phần phụ, để đảm bảo an toàn cho mẹ vàcon sau này", bác sĩ khuyến cáo.

TheoVương Linh
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.