Bài thuốc từ củ riềng

Riềng có tên là Phong khương, có khá (Thái), Kìmsung (Dao) hay Cao Lương Khương. Cái tên Cao Lương Khương có nghĩa là Gừng(Khương) mọc ở đất Cao Lương (Trung Quốc) mà thành tên.

Riềng có tên là Phong khương,có khá (Thái), Kìm sung (Dao) hay Cao Lương Khương. Cái tên Cao Lương Khương cónghĩa là Gừng (Khương) mọc ở đất Cao Lương (Trung Quốc) mà thành tên.

Bài thuốc từ củ riềng

Tên khoa học của Riềng là:Languas officinarump

Họ Gừng: Zingiberaceae.

Riềng là vị thuốc phổ biến thườngdùng trong nhân dân (sau khi đã loại bỏ rễ, lá, thân của cây thì được rửa sạch,thái lát phơi khô)

Riềng mọc hoang hoặc được trồng ởkhắp nơi trên nước ta, và một số nhiệt đới ở châu Á. Riềng ưa ẩm, râm, songkhông chịu được úng.

Tác dụng dược lí

Riềng có tác dụng gây giãn mạchtrên mạch máu cô lập và chống co thắt cơ trên ruột, có thể làm lành các vếtloét, thay đổi một số thành phần trong thải lọc máu.

Theo y học cổ truyền:Riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh tỳ và vị , có tác dụng ôn trung,tán hân, giảm đau, tiêu thức ăn.

Trong Tây y: Riềng thườngđược dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng đi lỏng, nônmửa, ợ hơi, đau dạ dày, cảm sốt, sốt rét, có thể nhai dập chữa đau răng. Riềngbánh tẻ ngậm chữa viêm thanh quản (khàn tiếng) rất tốt.

Bài thuốc có Riềng

1. Chữa đau bụng, nôn mửa

Riềng: 8g, Đại táo: 3 quả. Sắcvới một bát nước còn 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày.

2. Chữa tiêu chảy

- Riềng, Củ gấu, Gừng khô, Sanhân, Trần bì, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.

- Riềng: 200g, quế:120g, hậuphác: 80g, tán khô. Sắc uống mỗi lần 12g.

- Riềng: 20g, nụ sim: 80 g, vỏgối: 60g. Dùng dạng bột hoặc viên ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

3. Chữa phong thấp, buồn nôn

Riềng, vỏ quýt, hạt tía tô lượngbằng nhau, tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần 5g, ngày 2 lần.

4. Chữa cảm sốt, sốt rét, kémăn:

- Riềng tẩm dầu vừng sao 40g, Cankhương nướng 40g. Hai vị tán nhỏ trộng với mật lợn thành viên bằng hạt ngô, ngàyuống 15-20 viên.

- Quả Riềng tán nhỏ, uống ngày6-10g.

5. Chữa sốt rét

Đây là bài thuốc dân gian dùngchữa sốt rét rất hay: Bột riềng: 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g,làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 20 viên trước khi lên cơn.

6. Chữa đau tức xối lên tim,toát mồ hôi lạnh, xuyến thở

Riềng, ô dược (ngâm rửa với rượumột đêm sao khô), tiểu hối hương, thanh bì lượng bằng nhau, uống ngày 2 lần, mỗilần 4g.

7. Chữa đau dạ dày

Riềng tẩm rượu 7 lần, sấy khô,tán nhỏ, trộn đều. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 5g chữa đau dạ dày, đầy bụng, ợ hơirất hay, nhất là với bệnh mãn tính.

8. Chữa hắc lào

Củ riềng thật già, thái lát, ngâmvới rượu 90 độ, càng lâu càng tốt, bôi ngày vài lần. Hoặc: Củ riềng già, chuốixanh và một chút vôi bột, bôi trị hắc lào cũng hay.

Tất nhiên bây giờ có nhiều thuốcTây, nhanh và hiệu quả - song nếu bạn biết cách dùng riềng sẽ giúp bạn đỡ lobệnh tật do ăn uống như hiện nay.

Theo Dược sĩ - Lương yBùi Cửu Trường
Bài thuốc từ củ riềng

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.