Bàn thêm về sắt và sức khỏe phụ nữ

Sắt là một vi chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể. Sắt tham gia thành phần của huyết cầu tố (Hb) nên cần thiết cho việc vận chuyển ôxy và cacbonic trong máu.

Sắt là một vi chất dinh dưỡngcần thiết đối với cơ thể. Sắt tham gia thành phần của huyết cầu tố (Hb) nên cầnthiết cho việc vận chuyển ôxy và cacbonic trong máu.

Sắt còn là thành phần của một số enzym như cytochrom trong cơ chế sinh nhiệt vàcác loại enzym của hệ thống miễn dịch. Như vậy, sắt cần thiết với tất cả mọingười chúng ta nhưng với phụ nữ lại càng quan trọng, vì thiếu máu do thiếu sắtthường hay gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ. Phụ nữ mang thai bịthiếu sắt dẫn đến thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến em bé từ ngay thời kỳ bào thai, dovậy sẽ bị sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.

Bàn thêm về sắt và sức khỏe phụ nữ
Sữa và các loại rau màu xanh thẫm là thực phẩm chứa nhiều chất sắt

Thiếu máu từ trong bụng mẹ khiếnbà mẹ có thể bị băng huyết khi sinh con - một tai biến sản khoa rất nguy hiểm.Ngay cả ở lứa tuổi vị thành niên, thiếu sắt cũng rất hay gặp ở các em gái do đặcđiểm sinh lý của phụ nữ phải mất sắt qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Thiếumáu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và vẻ đẹp của người phụ nữ. Một ngườiphụ nữ không thể coi là đẹp được khi có nước da xanh xao, ốm yếu.

Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữcòn ảnh hưởng cả đến thế hệ mai sau, ảnh hưởng ngay cả đến tính mạng của ngườiphụ nữ khi sinh nở. Ngoài ra, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu còn ảnh hưởng đến khảnăng lao động. Cứ thiếu 10% Hb đã giảm đi 10 - 20% khả năng làm việc, làm giảmkhả năng nhận thức và ứng xử, làm giảm khả năng miễn dịch tăng nguy cơ mắc cácbệnh khác.

Vậy những biểu hiện của thiếu sắtlà gì? Vì sắt là thành phần quan trọng tham gia thành phần của huyết cầu tố nênbiểu hiện của thiếu sắt là thiếu máu với các biểu hiện: Da xanh, niêm mạc nhợt(biểu hiện rõ nhất là niêm mạc mắt và môi), móng tay chân trắng nhợt, có khía dễgãy. Vì thiếu máu nên vận chuyển ôxy lên não kém, dẫn đến thiểu năng tuần hoànnão nên thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, người mệt mỏihay ngủ gật.

Sắt tham gia hệ thống miễn dịch nên người thiếu sắt thường bị suygiảm hệ thống miễn dịch hay ốm đau: Bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa, tóckhô cứng, dễ rụng, dễ gãy. Khi bị thiếu sắt nặng mới có các biểu hiện trên,nhiều khi thiếu sắt nhưng chưa có biểu hiện thiếu máu, cho nên cách tốt nhất làlàm xét nghiệm định lượng sắt trong huyết thanh hoặc tốt nhất là định lượngferitin huyết thanh để biết sớm tình trạng thiếu sắt.

Bàn thêm về sắt và sức khỏe phụ nữ
Khi có thai, phụ nữ nên uống viên sắt từ khi biết mình có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng, nếu ăn uống kém thì có thể tiếp tục uống trong thời gian nuôi con bú

Thiếu sắt xảy ra khi lượng sắthấp thu từ bữa ăn không đáp ứng nhu cầu. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt nhưkhẩu phần ăn không đủ sắt, hấp thu sắt kém hoặc nhu cầu sắt tăng thường gặptrong thai nghén hoặc mất máu mãn tính, phụ nữ bị rong kinh, kinh nguyệt kéodài, người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng, viêm đại tràng mạn tính.

Nhiềutrường hợp, trong chế độ ăn có chất ức chế, hấp thu sắt như uống nhiều nước chèvì trong chè, có nhiều tanin gây ức chế hấp thụ sắt, những trường hợp bị nhiễmgiun sán rất dễ bị thiếu sắt nhất là bị giun móc làm chảy máu mãn tính là nguyênnhân gây thiếu máu do thiếu sắt hay gặp. Như vậy, đối tượng cần bổ sung sắt làtrẻ em, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, nhất là phụ nữ trong thời kỳ mang thai và chocon bú.

Khi có thai, phụ nữ nên uống viênsắt từ khi biết mình có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng, nếu ăn uống kém thìcó thể tiếp tục uống trong thời gian nuôi con bú. Những người mắc các bệnh mạntính như viêm loét dạ dày hành tá tràng, viêm đại tràng mạn, những người ăn uốngkém và những người có các biểu hiện thiếu máu do thiếu sắt thì cũng cần phải bổsung viên sắt.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để dựphòng thiếu sắt cũng như các vi chất dinh dưỡng khác là thực hiện chế độ ăn khoahọc. Nên chọn các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày. Sắt có 2 nguồn gốc: Nguồn gốc động vật và thực vật. Sắt có nguồn gốc động vật thì tốt hơn, vì khảnăng hấp thu cao hơn.

Thức ăn động vật chứa nhiều sắt bao gồm gan các loại độngvật (lợn, gà, vịt, bò, trâu,...) và các phủ tạng khác như tim, bầu dục. Ngoàira, các loại thịt gà, bò, lợn, lòng đỏ trứng va các loại hải thủy sản cũng chứanhiều sắt.

Sắt trong các loại thực phẩm nàycó giá trị sinh học cao và khả năng hấp thu tốt. Trong các thức ăn nguồn gốcthực vật thì sắt có nhiều trong đậu đỗ, các loại rau màu xanh thẫm: Rau muống,mồng tơi, rau đay... Hiện nay còn có nhiều loại thực phẩm được tăng cường sắtnhư: nước mắm, bánh quy, bột dinh dưỡng cho trẻ em...

Muốn sắt hấp thu được tốt, cần ănđầy đủ và thường xuyên các thực phẩm có chứa nhiều sắt, nhất là các thực phẩm cónguồn gốc động vật, ăn nhiều quả chín để tăng cường lượng vitamin C trong khẩuphần ăn. Một yếu tố quan trọng góp phần tăng cường hấp thu sắt là không nên uốngnước chè sau bữa ăn vì trong chè có tanin và polyphenol ức chế hấp thu sắt.

Theo THS. Bác sĩ Lê ThịHải
Mẹ Và Bé



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.