Bánh chưng mốc không độc

Theo tiến sĩ Nguyễn Huy Thịnh, nên cắt bỏ phần bánh bị mốc chua vì không còn thơm ngon, nhưng nếu ăn vào thì cũng không bị ngộ độc. Trong dịp Tết một số gia đình gói nhiều bánh chưng nên ăn không hết, thường gặp hiện tượng bánh bị lại gạo

Theo tiến sĩ Nguyễn Huy Thịnh, nên cắt bỏ phần bánh bị mốcchua vì không còn thơm ngon, nhưng nếu ăn vào thì cũng không bị ngộ độc.

Trong dịp Tết một số gia đình gói nhiều bánh chưng nên ăn không hết, thườnggặp hiện tượng bánh bị lại gạo. Theo tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Côngnghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện tượngnày thường xảy ra đối với bánh chưng chỉ nấu đủ chín hoặc gói quá chặt tayvà được lưu giữ dài.

Hiện tượng lại gạo không có gì đặc biệt vì hạt gạo nếpsau khi chín, để lâu có thể bị tách nước, hạt nếp trở lại trạng thái khôcứng một phần hay toàn bộ như hạt gạo ban đầu. Khi bánh chưng bị lại gạo,chỉ cần mang luộc lại, bánh lại mềm và nóng, ăn vẫn ngon như thường.

Bánh chưng mốc không độc


Bánh chưng cũng có thể bị mốc, đặc biệt trong những ngày thời tiết ấm áp,nhưng không đáng ngại vì mốc thường phát triển ở lớp lá bên ngoài và dễ dàngbị phát hiện bằng mắt thường. Chỉ cần hơ bánh trên bếp gas đang cháy hoặccho bánh vào nồi luộc lại là mốc bị diệt hoàn toàn.

Bánh chưng có thể bị mốc ănsâu qua lớp lá vào phía trong bánh. Trong trường hợp này, bánh có thể bị lênmen chua cục bộ. Phần góc bị ảnh hưởng nhiều nhất do bị va chạm và dễ ráchlá. Phần bánh bị chua sẽ không còn mùi vị thơm ngon của bánh chưng bìnhthường nữa nên cần cắt bỏ. Tuy nhiên, nếu ăn cũng không bị nhiễm độc vì thựcra đây chỉ là quá trình lên men rượu rồi từ rượu biến thành axit, không tạora các độc tố gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Để bánh chưng Tết luôn ngonlành, không nên gói quá chặt tay, bánh sẽ dễ bị lại gạo, cứng, ăn khôngngon. Cũng không nên gói quá lỏng tay vì bánh sẽ quá mềm và dễ bị mốc. Nênluộc kỹ cho bánh chín đều và "rền". Sau khi luộc chín, dỡ bánh ra một chậunước sạch, tốt nhất là dùng một chậu nước đã đun sôi, để nguội vừa ấm tay vàrửa từng cái bánh cho hết nhớt trên bề mặt lá bên ngoài bánh.
 
Xếp bánh trên sàn gỗ có lót một tấm vải ép cho thoát nước. Mỗi cái bánh đượcgói lại bằng giấy báo và xếp vuông vắn trên bàn.  Bánh được làm như vậy sẽbảo quản lâu hơn, ít bị mốc hơn. Nếu cần lưu trữ bánh lâu, tốt nhất là đểtrong ngăn mát của tủ lạnh.  Trong quá trình bảo quản, cần thường xuyên kiểmtra bánh. Nếu thấy mốc thì cần xử lý ngay bằng cách hơ trên lửa bếp gas hoặcluộc lại.

Mỗi lần ăn, nên làm nóng bánhchưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Nên hạn chế rán vì sẽ làm tăng lượngchất béo, không có lợi cho sức khoẻ.

Theo Khoa Học & Đời Sống



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.