Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh không đúng cách: lợi bất cập hại

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là phương pháp lưu giữ thực phẩm được hầu hết bà nội trợ áp dụng hiện nay. Thế nhưng, nếu không thực hiện đúng cách sẽ gây nguy hiểm sức khỏe.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là phương pháp lưu giữ thực phẩm được hầu hết bà nội trợ áp dụng hiện nay. Thế nhưng, nếu không thực hiện đúng cách sẽ gây nguy hiểm sức khỏe.

“Hỏng” đồ ăn vì lưu trữ trong tủ lạnh quá lâu

Nhà ở cách nơi làm việc hơn 20km nhưng chị Hoa, nhân viên kinh doanh của một công ty du lịch ở Tp.HCM vẫn dậy từ sáng sớm, tranh thủ đi chợ rồi đi làm đến tận tối mới về. Từ khi mang bầu, ốm nghén nhiều chị không đi chợ hàng ngày nữa, chị thường tranh thủ ngày nghỉ chủ nhật đi mua thực phẩm về sơ chế ăn cả tuần. Công việc ở công ty cùng với việc nhà, bầu bí rồi con nhỏ chị đã hình thành thói quen đi chợ một lần ăn cả tuần trong tủ lạnh.

Vậy nhưng, nhiều hôm lười nấu vợ chồng chị lại dẫn nhau đi ăn cơm quán để chỗ thức ăn còn sang đến tuần sau. Hậu quả là, đã có lần cả nhà bị đi ngoài, tiêu chảy do sơ ý ăn phải thức ăn quá hạn sử dụng.

So với chị Hoa thì chị Lan ở Thanh Trì, Hà Nội có nhiều thời gian hơn song chị lại quá lạm dụng vào tủ lạnh bảo quản thức ăn. Trước đây, nhà chưa có tủ bảo quản thực phẩm, chị đều đặn đi chợ mỗi ngày chế biến thức ăn tươi sống. Không có tủ nhiều khi thức ăn thừa phải bỏ đi rất lãng phí, chị mua tủ lạnh mục đích tiện việc lưu giữ thức ăn nhưng lại lạm dụng dùng không đúng cách. Nghĩ rằng để thức ăn vào tủ là an toàn nên món gì chị cũng cho vào tủ. 

Từ ngày có tủ, thực hiện chính sách nấu một lần ăn cả ngày cho đỡ vất vả mà lại tiết kiệm. Mưa cũng như nắng, đi chợ về chị để nguyên cả bọc thực phẩm sống cho vào tủ còn thức ăn chín chị bỏ hộp không bọc, không nắp đậy để vào tủ bảo quản, đồ sống đồ chín để cùng ngăn… Chính sự chủ quan trong bảo quản thực phẩm, lâu lâu trong nhà lại có người bị tiêu chảy. Lần gần đây nhất, nạn nhân chính là chị, thức ăn để trong tủ đã 3 ngày chị không nấu lại mà lấy ra ăn luôn nên đã bị đi ngoài.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh không đúng cách: lợi bất cập hại 1
Ảnh minh họa


Lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Tủ lạnh rất tiện lợi giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn, tiết kiệm thời gian đi chợ, tránh lãng phí thức ăn dư nhưng nếu dùng không đúng cách về nhiệt độ, vệ sinh thì tiện lợi sẽ biến thành hại.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng quốc gia thì bảo quản lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Việc bảo quản thức ăn trong tủ chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, quá thời hạn thực phẩm mất chất dinh dưỡng và không còn đảm bảo vệ sinh.

Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh ở 4 độ C hoặc thấp hơn được coi là an toàn, giảm thiểu nguy vi khuẩn thâm nhập gây ngộ độc. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể cho vào tủ lạnh và mỗi loạn thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ khác nhau. Những thức ăn dễ bị hư hỏng như thịt, cá, gà, vịt, các sản phẩm bơ sữa,…

Những thực phẩm được cắt lát hoặc những thực phẩm có nhiều chất béo sẽ rất nhanh chóng bị giảm chất lượng. Những thực phẩm không nên bảo quản bằng đông lạnh là bắp cải, cần tây, sản phẩm trứng, rau câu...

Tiến sĩ Lâm cũng khuyến cáo, thực phẩm bảo quản tủ lạnh không đúng cách chính là mầm gây ngộ độc. Các vi khuẩn gây ngộ độc sẵn có trong các thực phẩm tươi sống, trong nguồn nước, trong dụng cụ chế biến không vệ sinh. Những vi khuẩn này thâm nhập vào cơ thể sẽ gây sốt, đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn; rất nguy hiểm bởi chúng có thể nhiễm vào đường máu gây nhiễm khuẩn toàn thân nặng hơn.

Ngộ độc thực phẩm có nguy cơ rất cao do các thực phẩm nhiễm từ môi trường xung quanh và quá trình chế biến không đủ nhiệt hoặc bảo quản không tốt sau khi nấu. Ngoài việc làm sạch, nấu chín thực phẩm, làm sạch dụng cụ chế biến, bàn tay người chế biến cũng cần được đảm bảo không là nguồn nhiễm bẩn cho thực phẩm.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh không đúng cách: lợi bất cập hại 2
Ảnh minh họa


Vì vậy, bảo quản thực phẩm đông lạnh cần tuân thủ nguyên tác vệ sinh. Trước khi bảo quản cần rửa sạch, thay túi giấy gói khác. Không để chung các loại thực phẩm tươi sống với đồ đã nấu chín. Những thực phẩm có nước như cá, thịt nên bọc kín để ở ngăn cuối cùng, riêng biệt, tránh nước chảy vào thực phẩm khác làm bẩn. Không để hoa quả cùng với rau bởi vì một số loại quả có tính thải gas, ethylen làm rau củ nhanh hư. 

Mỗi loại thực phẩm mà có thời gian bảo quản khác nhau. Đối với thịt cá muốn để lâu nên để ở nhiệt độ từ 0 – 4 độ C, trứng sống còn nguyên vỏ ở nhiệt độ 0 – 7 độ C có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3 – 5 tuần, rau có thể bảo quản được 10 ngày nếu bỏ hết là sâu, dập, cắt bỏ phần dễ, rửa sạch cho vào bao xốp, túi bọc kín để ở ngăn mát tủ lạnh.

Đối với thực phẩm chín nếu ăn không hết có thể đóng gói cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh 4 ngày nhưng lưu ý để xa thực phẩm sống và trước khi ăn cần nấu lại. Khi để thức ăn trong ngăn đá cần phải gói kín, không để thực phẩm tiếp xúc với không khí.

Theo Trithuctre



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.