Bé gái 9 tuổi la hét, kích động sau khi dùng miếng dán chống say tàu xe

Sợ con say xe, mẹ đã dùng miếng dán của người lớn để dán cho con, sau khi dán được 1 tiếng thì bất ngờ cháu bé có những biểu hiện la hét, kích động.

Sợ con say xe, mẹ đã dùng miếng dán của người lớn để dán cho con, sau khi dán được 1 tiếng thì bất ngờ cháu bé có những biểu hiện la hét, kích động.

Thời gian gần đây Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em có dấu hiệu loạn thần, quấy khóc, la hét, lơ ngơ vì sử dụng miếng dán chống say tàu xe khi đi chơi, du lịch mùa hè.

Điển hình là trường hợp một bé gái 9 tuổi (huyện Hóc Môn) có triệu chứng la hét, kích động sau khi lên trung tâm thành phố chơi trong dịp hè.

 be gai 9 tuoi la het, kich dong sau khi dung mieng dan chong say tau xe - 1

Bé gái bị rối loạn tri giác, kích động sau khi dùng miếng dán chống say xe.

Mẹ bé gái này cho biết, khi di chuyển lên trung tâm thành phố chơi, do sợ con say xe nên đã dùng miếng dán chống say xe.

Sau hơn một tiếng đi xe khách từ Hóc Môn lên trung tâm thành phố, bé gái chưa được đi chơi ở đâu thì đã có biểu hiện kích động, buộc gia đình phải đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 để khám.

Qua thăm khám, BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết, do trẻ có sử dụng miếng dán chống say xe, trong đó có chất scopolamine gây loạn thần, kích động trẻ

Ngay sau đó, bé gái này đã được cho điều trị nội trú, 2 ngày sau cháu bé đã được xuất viện, các triệu chứng loạn thần đã hết.

Theo BS Khanh, loại miếng dán chống say tàu xe có hoạt chất scopolamine được các tổ chức dược thế giới chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Bởi nếu sử dụng, trẻ sẽ bị những tác dụng phụ không mong muốn như cháu bé trên.

 be gai 9 tuoi la het, kich dong sau khi dung mieng dan chong say tau xe - 2

BS Khanh cho biết, các bậc phụ huynh cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cho trẻ.

Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, việc cháu bé có biểu hiện ngộ độc, lơ mơ, mất tri giác vì miếng dán chống say xe thực tế đã xảy ra nhiều.

Sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì cha mẹ thường sử dụng miếng dán chống say xe của người lớn để dán cho trẻ nhỏ. Đây là một sai lầm rất nhiều người gặp phải.

“Miếng dán chống say tàu xe có chỉ định rõ ràng cho từng lứa tuổi, với những trẻ còn nhỏ tuổi thường là chống chỉ định vì có những tác dụng phụ nhất định”, PGS Dũng nói.

Theo phân tích của PGS Dũng, trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm hơn so với người lớn. Da trẻ thường mềm và mỏng nên rất dễ bị tổn thương và khi dán vào thì thường sẽ hấp thu rất nhanh qua da chính bởi vậy lượng thuốc có trong miếng dán nhanh chóng ngấm vào máu và gây hại cho trẻ.

Theo đó, tác dụng phụ thường gặp khi trẻ dán miếng dán chống say tàu xe là ngủ li bì, thần kinh bị ức chế, co giật, thậm chí là rối loạn tim mạch.

Cuối cùng, PGS Dũng khuyến cáo, trước khi sử dụng, các bậc phụ huynh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Đặc biệt chú ý đến lứa tuổi được sử dụng và khoảng cách giữa các lần sử dụng.

Theo Khám phá


Say xe

miếng dán chống say xe


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.