Bé trai hơn 2 tuổi bị hóc hạt vải may mắn thoát chết vì mẹ biết cách xử trí

Đó là cháu Bùi Gia Huy (2,5 tuổi ở Hòa Bình), được người nhà chuyển đến bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng tím tái.

Đó là cháu Bùi Gia Huy (2,5 tuổi ở Hòa Bình), được người nhà chuyển đến bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng tím tái.

Theo người nhà cháu Huy, khi đang ăn quả vải cùng mọi người, đột nhiên cháu Minh ho sặc sụa, tím tái và khó thở. Mẹ cháu hoảng hốt theo phản xạ vội móc tay vào miệng con, vô tình khiến cháu càng khó thở, tím tái và chảy máu vùng miệng.

Mẹ cháu Huy kể lại: “Dù khi ấy vô cùng sợ hãi nhưng tôi chợt nhớ đến kỹ thuật xử trí dị vật đã từng được xem trên ti vi do các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn. Tôi liền cho cháu nằm sấp đầu thấp đồng thời vỗ vào lưng, sau đó cho cháu nằm ngửa và ấn vào vùng ngực của bé mấy nhát. Sau khi thực hiện 2 động tác trên, hạt vải đã bật ra ngoài, sau đó cháu khóc to, đỡ khó thở và tím tái”.

hóc hạt vải
Mùa vải nếu phụ huynh không cảnh giác các cháu nhỏ sẽ rất dễ bị hóc hạt

Nói về trường hợp của cháu Huy, BS Ngô Anh Vinh (Khoa Cấp cứu – Chống độc, BV Nhi Trung ương) cho biết, bệnh nhi Huy vào khoa Cấp cứu – Chống độc với tình trạng xuất tiết đờm dãi nhiều, xây xước vùng miệng.

Khi thăm khám tại khoa Cấp cứu – Chống độc, kết quả cho thấy cháu bé hồng hào, không khó thở, chỉ số bão hòa oxy máu trong giới hạn bình thường. Bé Huy được hút dịch mũi miệng, cầm máu vết thương vùng miệng, chụp X quang phổi. Sau kiểm tra, các bác sỹ kết luận tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định.

BS Vinh chia sẻ, trẻ bị suy hô hấp do dị vật đường thở hoàn toàn có thể tử vong trước khi đến bệnh viện nếu không được xử trí kịp thời và đúng kỹ thuật. Trong trường hợp này, điều may mắn là mẹ cháu bé đã kịp nhớ ra cách xử trí xem được trên ti vi và thực hiện đúng cách, cứu sống con mình.

Do đó, gia đình cần lưu ý, nếu trẻ đột ngột ho sặc sụa, khó thở và tím tái sau khi ăn uống, bố mẹ phải nghĩ đến trường hợp trẻ bị dị vật đường thở.
Dị vật đường thở thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi. Các loại dị vật thường gặp là hạt dưa hấu, lạc, mảnh xương (heo, cá), thạch hoặc 1 số đồ vật như nắp bút, kim băng… Ở độ tuổi này trẻ thường tò mò, thích cho vào miệng những vật cầm chơi.

Phòng tránh hóc dị vật cho trẻ mà các bậc cha mẹ nên biết.

Theo thống kê mới đây của bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, hóc dị vật đường thở gặp ở trẻ dưới 4 tuổi chiếm tỷ lệ tới 90%. Các trường hợp trẻ bị hóc dị vật thường do sự bất cẩn của người lớn, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gây tử vong cho trẻ nhỏ.

Chia sẻ với báo chí, PGS.TS. Tống Xuân Thắng - Phó Trưởng khoa Ung bướu, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, giảng viên trường Đại học Y Hà Nội - cho biết: "Hóc dị vật đường thở chủ yếu xảy ra ở trẻ em từ 2 - 4 tuổi. Có nhiều dị vật gây hóc với nguồn gốc khác nhau (đồ chơi nhỏ, xương cá, vỏ tôm, kim băng…) nhưng dị vật vào phổi nhiều nhất là các loại hạt.

Theo PGS.TS Thắng, có nhiều sai lầm trong xử trí cấp cứu dị vật đường thở như: móc tay vào trong họng để lấy dị vật; cho trẻ ăn thêm rau, uống nước… để thức ăn tự trôi; không đưa trẻ đi khám sau khi trẻ dứt cơn ho sặc sụa, tím tái, làm cho dị vật nằm lâu trong phổi; áp dụng chữa mẹo.

Khi trẻ đang ăn uống, chơi đùa mà bị ho sặc sụa, mặt tím tái, khó thở, cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị hóc dị vật vào đường thở và thực hiện ngay những xử trí kịp thời tại chỗ cũng như đưa trẻ đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất.

Để có thể phòng ngừa hóc dị vật cho trẻ, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến việc chọn lựa thức ăn, đồ chơi phù hợp cho trẻ; không cho trẻ ăn, uống khi đang chạy nhảy, cười đùa, khóc hay đang ngủ; cho trẻ ăn từ từ từng muỗng nhỏ, không la mắng, bắt ép trẻ ăn nhanh, ăn nhiều; chế biến đồ ăn để trẻ có thể nhai, nuốt dễ dàng. Khi trẻ bú, nên bế trẻ cao đầu hơn chân để tránh bị sặc. 

Đối với trái cây có hạt, cần bỏ hết hạt trước khi cho trẻ ăn; cho trẻ uống nước, tuyệt đối không cho trẻ nằm sau khi ăn xong; tránh những vật, đồ chơi nhỏ trong tầm tay của trẻ”.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.