Bệnh thủy đậu vào mùa

Từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm là thời điểm thường xảy ra dịch bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng rạ).

Từ tháng 2 đến tháng 6 hằngnăm là thời điểm thường xảy ra dịch bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạhay phỏng rạ).

Cao trào của bệnh thủy đậuthường vào tháng 3 hằng năm và chu kỳ bệnh thủy đậu bùng phát thành dịch lớntrong cộng đồng khoảng 3-4 năm một lần. Năm 2008 là năm dịch thủy đậu bùngphát rất lớn.

Trong tuần qua, khoa Nhiễmcủa Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đã tiếp nhận một số ca nhiễm thủy đậu gây biếnchứng nặng, trong đó đáng lưu ý là ca thủy đậu gây biến chứng nhiễm trùngđường huyết của một bé trai hơn 2 tuổi và một ca trẻ sơ sinh mới 2 ngày tuổinhiễm thủy đậu do mẹ bị nhiễm trong những ngày sắp sinh.

Bệnh thủy đậu vào mùa

Tiêm ngừa 2 liều vắc-xin thủy đậu để trẻ được bảo vệ tốt nhất (Ảnh internet)

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu do siêu vitrùng Varicella zoster gây ra, là bệnh sốt phát ban có bóng nước gây ngứatoàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đa số bệnh nhân là trẻ em.

Trẻ bị thủy đậu khi nói, ho,hắt hơi, khóc… sẽ làm phát tán các vi-rút trong không khí. Khi chúng ta hítthở thì những vi-rút này theo vào cơ thể sinh sôi thành “tập đoàn” hoặc khitiếp xúc gần với mụn nước của trẻ đang bệnh cũng có thể bị lây nhiễm. Thậmchí bệnh có thể lây khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học tập, quần áo, đồ chơicủa bạn… có chứa vi-rút.

Bệnh thủy đậu rất dễ lây, xảyra nhiều ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học, vănphòng, nhà máy do các nguyên nhân như phát hiện muộn, không áp dụng biệnpháp phòng ngừa. Bệnh cũng truyền qua nhau thai từ mẹ sang con nếu mẹ bịnhiễm thủy đậu lúc mang thai.

Vi-rút thủy đậu gây bệnhra sao?

Sau khi vi-rút xâm nhập vàocơ thể, bệnh sẽ bộc phát sau thời gian ủ bệnh chừng 14 - 15 ngày. Trẻ có thểbị sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, ngứa ngáy... Trẻ bị thủy đậunếu không được quan tâm chăm sóc kỹ, để trẻ gãi vào mụn nước, mụn nước vỡ ragây nhiễm trùng. Lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thương ở bề mặt da,nay các vi khuẩn cơ hội khác “đánh hội đồng” làm da tổn thương sâu và gâysẹo khi trẻ đã lành bệnh và sẹo sẽ là “sự mất tự tin” đeo đẳng bé khi lớnlên.

Nguy hiểm hơn, vi-rút có thểxâm nhập thẳng vào máu, tàn phá các cơ quan như thận, não, gan…, gây tìnhtrạng sốt dao động, làm trẻ li bì, quờ quạng tay chân, co giật và có thể gâyviêm não. Những trường hợp này nếu tích cực hồi sức, chữa trị thì cũng đểlại di chứng thần kinh như điếc, động kinh, trí tuệ chậm phát triển.

Chủ động phòng ngừa trướcmùa dịch

Bệnh thủy đậu lây lan sớm, độlây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừabệnh và giảm độ nặng của bệnh.

Nên tiêm vắc-xin thủy đậu chotrẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ em và người lớn nên tiêm ngừa 2 liềuvắc-xin thủy đậu để được bảo vệ phòng tránh thủy đậu một cách tối ưu. Liềuthứ 2 cách liều đầu tốt nhất sau 6 tuần.

Tiêm ngừa nên được thực hiệntrước khi mùa dịch bệnh xảy ra để tránh nhu cầu tăng cao gây khan hiếm thuốcchủng ngừa. Tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnhdo đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng.

Phụ huynh nên đưa trẻ đến cácbệnh viện, trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn tiêm ngừa thủy đậu. Nếu cóđiều kiện, thanh thiếu niên và người lớn cũng nên đi tiêm ngừa để được bảovệ khỏi bị thủy đậu, tránh lây lan trong cộng đồng khi bùng phát dịch. Đặcbiệt, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mangthai ít nhất là 3 tháng.

Theo BS Trương HữuKhanh
Thanh Niên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.