Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Theo các BS, bệnh viêm tuyến nước bọt, tuyến mang tai (dân gian quen gọi là bệnh quai bị) làm một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh.

Theo các BS, bệnh viêm tuyến nước bọt, tuyếnmang tai (dân gian quen gọi là bệnh quai bị) làm một bệnh nhẹ nhưng có thểgây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vôsinh.

Bệnh có thể gặp ở tất cả mọingười nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Quai bị do virus gây nên và rất dễ lây quatiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân.

Tưởng nhầm... bị nhọt

PGS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoaNhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại khoa Nhi, thời gian gần đây mỗi ngày khámcho khoảng 5-10 cháu mắc bệnh quai bị, tuy nhiên bệnh này vẫn chưa có thuốc đặctrị. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên,đặc biệt là trẻ ở tuổi học đường 5,6 tuổi.

Quai bị là một bệnh nhẹ, thờigian ủ bệnh từ 17-28 ngày, một tuần sau tự khỏi. "Những ngày đầu trẻ chỉ hơisốt, sau đó sưng ở một bên mang tai, một hai hôm sau sưng cả hai. Thông thườngtrẻ chỉ cảm thấy hơi đau song cũng có trường hợp đau nặng không ăn uống được".- PGS Nguyễn Tiến Dũng nói.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị
Quai bị có thể gặp ở tất cả mọi người

Vốn là bệnh nhẹ, nên dân gianthường sử dụng một số phương pháp điều trị không gây hại như giã đậu xanh đắpvào, bôi dầu gấc... Tuy nhiên, PGS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, một số cha mẹthấy con bị quai bọ không đi khám mà mua miếng dán chữa quai bị hoặc dùng kimchâm, chọc rồi bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu... vô tìnhlàm nhiễm trùng, gây biến chứng.

Trường hợp chị Mơ (Khánh Thượng,Ba Vì) là một ví dụ điển hình. Vừa đưa cậu con trai 7 tuổi ra viện, chị mừng vuikể lại: Mới đầu cháu bị sưng bên má, sờ thấy hơi cứng. Cứ nghĩ cháu bị nhọt nêntôi liền khêu chỗ sưng và đắp búp táo cho tiêu. Thế nhưng chỗ sưng không xẹp màsưng tấy, núng mủ.

Hai ngày sau, chứu xưng nốt cả mácòn lại. Cháu sốt li bì, không ăn uống được. Cả nhà vội vàng đưa cháu đến viện,BS kết luận cháu bị quai bị, nguy hiểm hơn nơi tôi đắp lá cho cháu đã bị nhiễmtrùng, không điều trị sớm có thể gây biến chứng.

Quai bị có thể gặp ở tất cả mọingười, nhưng thường gặp ở trẻ em nam nên nhiều phụ nữ thường chủ quan không chorằng mình có thể bị quai bị. Vì thế, đã có những trường hợp đau lòng xảy ra. ChịLê Thanh M. (35 tuổi, Hà Đông) vốn hiếm muộn, lấy chồng gần 10 năm mới có thai.Mang thai đến tháng thứ 2, sau một đêm ngủ dậy chị thấy một bên má mình sưngnhẹ, ửng đỏ nhưng không thấy đau.

Cứ nghĩ có thể do mình nằmnghiêng một bên nên mới bị đỏ, hơn nữa, chỗ sưng cũng không đau nên chị bỏ qua."Đến ngày thứ 4, tôi thấy bên má kia cũng có dấu hiệu tương tự như bên đã bị.Chưa kịp đến viện khám quai bị thì bụng tôi đau dữ dội và rồi tôi không còn giữđược cái thai trong bụng nữa". Chị M. nghẹn ngào nói.

Có thể viêm tinh hoàn

Theo BS. Nguyễn Văn Lộc, nguyênPGĐ BV TƯ, tuy tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp (1/10.000 trường hợp mắc) nhưngnếu không giữ gìn tốt, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên làviêm não - màng não. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 25%, xảy ravào ngày thứ 3 - 10 sau khi viêm tuyến mang tai với các triệu chứng sốt cao,nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giốngsốt bại liệt.

Tuy nhiên, diễn biến của viêmnão-màng não quai bị thường lành tính, ít để lại di chứng sau khi hết bệnh. Thứhai là viêm tinh hoàn. Biến chứng này hiếm gặp ở các trẻ em nhỏ trước tuổi dậythì hoặc người lớn trên 50 tuổi, khoảng 20-30% các trường hợp gặp ở trẻ em traitrong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7 - 10 ngày sau khisưng tuyến mang tai.
 

Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ xảyra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, dịch hoàn sưngto và đau nhức. Tình trạng này kéo dài khoảng 3-7 ngày thì giảm bớt, khoảng 30%có thể đưa đến teo tinh hoàn nhưng tỷ lệ gây vô sinh chỉ khoảng 13% mà thôi.

Ngoài ra, một số biến chứng hiếmgặp khác như viêm tụy cấp có thể tạo thành các nang giả ở tụy tạng: Viêm buồngtrứng với biểu hiện đau bụng, rong kinh và thường khó phát hiện hơn viêm tinhhoàn ở nam; đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị, có thể gây sảy thai nếunhiễm trong ba tháng đầu của thai kỳ, sinh non hoặc thai chết lưu nếu nhiễmtrong ba tháng cuối của thai kỳ.

PGS Dũng khuyến cáo, các bậc phụhuynh nếu thấy con mình sưng ở má nên đi khám. Với trường hợp bị quai bị khôngbiến chứng thì nên nằm nghỉ, trẻ còn đi học nên cho nghỉ học. Đắp ấm vùng tuyếnmang thai nhằm giảm những cơn đau, chăm sóc răng miệng sạch sẽ, ăn thức ăn lỏng,dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trong trường hợp có biến chứngviêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau nhức. Chú ý vệsinh cá nhân và tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Hiện, vẫn chưa cóthuốc đặc trị quai bị nên biện pháp phòng bệnh tốt nhất là nên tiêm phòng vắcxin.

Theo Hải Phong
Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.