Bố mẹ đã khiến vết bỏng pô xe máy ở trẻ em thêm trầm trọng bởi những sai lầm sau

Bố mẹ cần phải có những kiến thức và biết cách xử lý cần thiết khi bé bị bỏng để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do không sơ cứu kịp thời.

Bố mẹ cần phải có những kiến thức và biết cách xử lý cần thiết khi bé bị bỏng để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do không sơ cứu kịp thời.

Bỏng pô xe máy là một trong những tai nạn mà các bé dễ gặp phải trong lúc vui chơi hoặc sơ sẩy không may. Khi bị bỏng, hầu hết các bé đều hoảng sợ và không biết phải làm như thế nào, chính vì vậy, các bậc cha mẹ lúc này cần phải có những kiến thức và biết cách xử lý cần thiết để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do không sơ cứu kịp thời.

Bong po xe may 1
Bỏng pô xe máy là vết thương nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. (Ảnh: Internet)

Đối với người lớn, khi bị bỏng pô có thể chịu được cơn đau nhưng đối với các bé thì không như vậy. Nhiệt độ cao của ống pô xe máy sẽ làm cho làn da nhạy cảm đỏ lên và gây ra đau đớn cho các bé. Do làn da mỏng và còn non nên vết bỏng của các bé sẽ lâu lành hơn ở người lớn. 

Thông thường vết bỏng pô xe thường là bỏng sâu vì độ nóng của pô xe rất cao nhưng nhiều người không biết, tự điều trị nên mãi không khỏi. Để giúp cho bé không bị đau đớn kéo dài cũng như vết phỏng mau lành và hạn chế sẹo đồng thời không dẫn đến những biến chứng xấu các mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

1. Xử lý nhanh khi trẻ bị bỏng pô xe máy

- Nhanh chóng dội nước lạnh sạch lên vùng bị bỏng hoặc ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch càng sớm càng tốt. Việc này sẽ làm mát, đồng thời làm cho vết bỏng không đi sâu vào cơ thể vì các vết bỏng sâu rất lâu lành và chắc chắn để lại sẹo. Chỉ nên ngâm vết bỏng trong nước hoặc chườm đá từ 15 – 20 phút. Không nên quá lâu sẽ làm vùng thịt nơi vết thương bị hoại tử. 
 
Bong po xe may 2
Sơ cứu ngay vết thương bằng nước sạch (Ảnh: Internet)

- Sau khi hạ nhiệt cho vết bỏng, dùng nước muối sinh lý vệ sinh (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch Povidine 10% (nước chứa Iot). Không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Nước oxy già thường được dùng để cầm máu cho vết thương nhẹ.

- Sau khi đã làm sạch vết thương, nếu trong nhà có sẵn mật ong thì có thể dùng loại thảo dược này để bôi lên vết thương. Mật ong ngoài tác dụng kháng khuẩn tốt còn giúp vết thương mau lành hơn. Một số thuốc Tây y có tác dụng chữa trị bỏng pô khá tốt như Xethanol hoặc dầu mù u. Các loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau, có thể bôi vào vết thương. Tốt nhất chỉ nên bôi Xethanol hoặc mù u trong 2 – 3 ngày đầu sau khi bị bỏng để hạn chế sẹo.

2. Chú ý sau khi sơ cứu vết bỏng

- Vết bỏng có thể xuất hiện bọng nước - quá trình phản ứng của cơ thể khi da bị tổn thương do nhiệt (bỏng cấp độ 2 trở lên). Tuyệt đối không tự làm vỡ bọng nước của bé. Giữ bọng nước càng lâu càng tốt. 

- Khi bọng nước bị vỡ, tuyệt đối không để vết bỏng bị nhiễm trùng bằng cách thường xuyên sát trùng và băng vết thương. Tránh nhiễm trùng là nguyên tắc quan trọng khi điều trị khi trẻ bị bỏng pô xe máy, vết bỏng sau 1 thời gian sẽ tự lành và không để lại sẹo.
 
Bong po xe may 3
Có thể dùng gạc để băng bó vết thương để tránh nhiễm trùng (Ảnh: Internet)

Ngoài băng gạc bằng vải thông thường, hiện nay trên thị trường còn có một loại băng vết thương khác dạng xịt. Thao tác xịt đơn giản, kháng khuẩn tốt, vết thương không bị bịt kín mà tiếp xúc với không khí sẽ giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn.

- Nếu trẻ bị bỏng nặng, vết thương sâu, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám đánh giá mức độ bỏng từ đó bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.

3. Cách chữa sẹo bỏng pô xe máy hiệu quả nhanh chóng

Sẹo bỏng pô xe rất khó điều trị dứt điểm và đòi hỏi cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian cũng như công sức. Ngoài việc dùng những loại thuốc đang có trên thị trường giúp trị sẹo thì bạn có thể dùng những loại dược thảo tự nhiên giúp xóa đi vết sẹo xấu xí trên làn da của bé.

- Dùng nghệ: Sau khi vết bỏng lên da non, bạn chỉ cần vệ sinh lại vết bỏng đó cho bé rồi bôi một lớp nghệ mỏng lên phần da non, ngày 2 đến 3 lần. Chú ý không nên bôi nghệ quá dày cho trẻ bị bỏng pô để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Nên dùng tinh nghệ trộn với nước gừng tươi và đắp lên vết thâm sau đó rửa sạch nếu muốn tránh vết màu vàng khó rửa trên da.
 
Bong po xe may 4
Dùng nghệ để trị sẹo khá hiệu quả (Ảnh: Internet)

- Dùng gừng: Gừng có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào da bị lão hóa, làm suy yếu và ngăn chặn sự phát triển của vết sẹo trẻ bị bỏng pô xe máy. Bạn có thể cắt gừng tươi thành từng lát mỏng rồi nhẹ nhàng chà lên vùng da bị thâm, sau đó tiếp tục đặt gừng lên vết sẹo thâm chừng 3 – 5 phút. Lặp đi lặp lại ba lần/ngày.

- Dùng hành tây: Đắp trực tiếp chiết xuất hành tây lên vùng da bị sẹo của trẻ bị phỏng bô xe máy đây là cách thức hiện nhanh cho những người bận rộn. Chỉ cần cắt lát hành tây đắp lên vùng sẹo hoặc vắt nước cốt thoa đều lên. Phương pháp này có thể làm hằng ngày.

4. Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trẻ bị bỏng pô xe máy

- Thoa nước mắm, kem đánh răng lên vết bỏng chỉ khiến vết thương nặng hơn, thậm chí dẫn đến hoại tử.
 
Bong po xe may 5
Dùng kem đánh răng thoa lên vết bỏng là quan niệm sai lầm của nhiều người. (Ảnh: Zing.vn)

- Rửa vết thương bằng oxy già sẽ khiến vết thương để lại sẹo thâm đen.
- Chọc bóng nước khiến vết thương dễ nhiễm trùng.
- Mặc quần dài cọ xát vào vết thương làm cho vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng.
- Băng bó vết trẻ bị phỏng bô xe máy dẫn đến vết thương lâu lành, thậm chí nhiễm trùng.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.