Cá ngựa “cứu nguy”

Từ trước đến nay, cá ngựa vẫn được coi là vị thuốc cứu tinh cho các đấng mày râu có trục trặc về sinh lý. Y học cổ truyền đã dùng cá ngựa phối hợp với các vị thuốc khác trong nhiều bài thuốc ngâm rượu để bổ dương.

Từ trước đến nay, cá ngựa vẫn được coi làvị thuốc cứu tinh cho các đấng mày râu có trục trặc về sinh lý. Y học cổtruyền đã dùng cá ngựa phối hợp với các vị thuốc khác trong nhiều bài thuốcngâm rượu để bổ dương.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cá ngựa cũng rất tốt chocả phụ nữ. Sau đây, xin giới thiệu một số cách sử dụng cá ngựa hiệu quả chocả hai giới.

Cá ngựa tên khác: hải mã, thủy mã, mãđầu ngư, hải long, thủy mã. Tên khoa học: Hippocampus spp., họ cá chìavôi (Syngnathidae).

Cá ngựa có nhiều loài với kích thướcvà màu sắc khác nhau; nhưng chúng có một số đặc điểm chung sau: Thân dẹtbên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng. Đầu giống đầu ngựa, nằmngang vuông góc với thân hoặc gập xuống, đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụdài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng, có vây to; bụng phình không vây,vây ngực và vây hậu môn nhỏ.

Cá ngựa “cứu nguy”

Cá đực có túi ở bụng để hứng trứng củacá cái đẻ vào. Đuôi dài, xoắn tròn về phía trước, không vây. Màu sắcthường là vàng, trắng, vàng nâu có khi pha đỏ, xanh đen. Lúc cặp đôitrong mùa sinh đẻ, cá thường thay đổi màu sắc rất ngoạn mục.

Một số loài cá ngựa thường thấy: Cángựa vàng (đại hải mã)(Hippocampus kuda Bleeker.), cá ngựa trắng (bạchhải mã) (Hippocampus kelloggi Jordan. et Snyder.), cá ngựa chấm (tam banhải mã)(Hippocampus trimaculatus Leach.), cá ngựa gai (thích hảimã)(Hippocampus histrix Kaup.), cá ngựa Nhật (Hippocampus japonicusKaup.), cá ngựa Úc (Hippocampus hylloperexeques). Trong đó, cá ngựa vàngvà cá ngựa trắng được ưa chuộng hơn cả.

Bộ phận dùng: Cả con cá ngựa. Khi cábắt về, mổ bụng, bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn lại, phơi hay sấy khô;có khi ngâm trong rượu hồi hay quế trước khi phơi khô. Khi bán, người tathường buộc hai con to nhỏ với nhau (đực, cái).

Trong cá ngựa chứa nhiều protit, cócác hoạt chất dạng estrogen, androgen.

Theo Đông y cá ngựa vị ngọt, mặn, tínhấm; vào can thận. Tác dụng ôn thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, tánkết tiêu viêm. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh di niệu,trưng hà tích tụ, chấn thương bầm dập, thần kinh suy nhược, đẻ khó, namgiới bất lực về sinh lý.

Liều dùng cách dùng: 4 - 12g.

Một số thực đơn chữa bệnh có cángựa:

+ Cá ngựa 30g, bàn long sâm 30g, cốttoái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7- 10 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20 - 40ml, có thể pha thêm mậtong. Chữa liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy.

+ Cá ngựa 5g, đương quy 10g. Sắc với200ml, lấy 50 - 70ml nước sắc. Uống 1 lần trong ngày. Chữa hen suyễn khòkhè.

+ Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cángựa rửa sạch, chặt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột; bầu dục lợnbổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào. Hấp cách thủy. Ăn một lần trongngày, dùng liền 15 - 20 ngày. Chữa viêm thận mạn tính.

+ Gà giò hầm cá ngựa: Cá ngựa 2 con,gà sống giò 1 con, nấm hương 30g, lạp sườn hoặc giăm bông 30g. Cá ngựachế biến, gà sống giò làm sạch, nấm hương ngâm nước cho nở. Gà giò luộc,rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát,gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị. Hầmnhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị. Dùngcho các trường hợp liệt dương, di tinh, tảo tiết, bạch đới khí hư (huyếttrắng).

+ Rượu hải mã (Hải mã tửu): Hải mã30g, rượu 500ml, ngâm 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 - 3 lần. Dùngcho các trường hợp liệt dương, chấn thương đụng đập, suy nhược cơ thể,suy nhược thần kinh.

+ Cháo hải mã (Hải mã chúc): Cá ngựa 2- 4 con, gạo tẻ 60 - 80g. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, nấu chín, cho gạotẻ vào, nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợpliệt dương, viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương.

+ Bột cá ngựa: Cá ngựa từng đôi (cảcon đực và con cái) làm sạch bỏ ruột sao vàng hoặc nướng chín vàng tánthành bột mịn, uống với nước nóng, mỗi lần 4 - 6g, ngày uống 1 - 2 lần.Dùng cho các trường hợp hen suyễn, thận hư; suy nhược thần kinh. Trườnghợp vô sinh thì cả vợ chồng cùng uống.

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng, cảmcúm sốt nóng, phụ nữ có thai không dùng. 

Theo TS. Đức Quang
 Sức Khỏe&Đời Sống


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.