Các loại rau giun sán dễ trú ngụ

Các loại rau thủy sinh như cần, cải xoong, muống chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng nó có thể là ổ chứa giun sán nếu ở trong môi trường nước ô nhiễm nặng.

Các loại rau thủy sinh như cần, cải xoong, muống chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng nó có thể là ổ chứa giun sán nếu ở trong môi trường nước ô nhiễm nặng.

Mới đây, khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhân nam ở Ninh Bình được chuyển từ tuyến dưới với chẩn đoán xơ gan cổ trướng.

Bệnh nhân mệt lả, phù toàn thân, tích nhiều dịch ổ bụng. Do tình trạng rất nặng, các bác sĩ tạm thời xử trí như xơ gan, tích cực nâng cao thể trạng người bệnh và trì hoãn chưa làm nội soi dạ dày tá tràng.

Sau khi nhập viện, các bác sĩ rất bất ngờ khi bệnh nhân nôn ra cả búi sán lá ruột màu hồng.

Về trường hợp này, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái - khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, bệnh này chủ yếu phát hiện ở lợn (thường gọi là sán hạt hồng).

Sở dĩ con người mắc bệnh là do ăn các loại thực vật thủy sinh (rau cần, rau rút, cải xoong, củ mã thầy, củ ấu...) hoặc cá nước ngọt, động vật thân mềm (trai, hến, hàu...) có nang trùng của sán lá ruột chưa nấu chín.

Bệnh thường gặp ở những vùng có nhiều hồ ao, cây thủy sinh làm thức ăn cho người và gia súc.

Các loại rau, giun sán dễ trú ngụ

Các loại rau thủy sinh như cải xoong dễ bị nhiễm giun sán - Ảnh: GĐXH.

Đây là loại sán có hình thù giống lá cây màu cháo lòng hoặc nâu nhạt, dài khoảng 2-3 cm, rộng từ 10-15mm. Sán lá gan sống trong ống mật của người bệnh, đẻ trứng và di chuyển xuống ruột theo phân ra ngoài, xuống nước nở thành ấu trùng.

Trong nước, ấu trùng sán thay hình đổi dạng nhiều lần và bám vào các loại thực vật mọc dưới nước trở thành nang trùng.

"Khi ăn phải các loại rau củ mọc dưới nước có nang trùng không được nấu chín kỹ hoặc ăn sống, sẽ gây bệnh cho cơ thể", bác sĩ Thái nói.

Các loại rau, giun sán dễ trú ngụ
Thực hiện "ăn chín uống sôi", tình trạng giun sán ký sinh trong cơ thể sẽ được hạn chế tối đa - Ảnh: Lao Động.

Người bị sán thường có biểu hiện mệt mỏi, giảm sút sức khỏe, thiếu máu. Sán có miệng bám vào ruột non gây loét, sưng nề, viêm.

Người bệnh thấy đau bụng âm ỉ ở vùng hạ vị hoặc xuất hiện những cơn đau dữ dội, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thất thường, kéo dài nhiều tuần, phân lỏng, không có máu, nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu, bụng trướng, nhất là ở trẻ em.

Triệu chứng này dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác của đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt.

Đặc biệt, vị bác sĩ này còn cảnh báo: “Độc tố tiết ra từ sán có thể gây phù toàn thân, tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng, dần dần dẫn tới cơ thể suy kiệt và có thể tử vong".

Tuy nhiên, thay vì tẩy chay các loại rau thủy sinh có hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt cao, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái cho biết, để hạn chế nhiễm bệnh, trước khi chế biến cần rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn cũng như dư lượng hóa chất bám trên rau; vệ sinh tay trước khi chế biến đồ thực phẩm; hạn chế ăn rau sống, nếu muốn sử dụng nên ngâm với nước muối hoặc nước pha thuốc tím.

Với các loại ray thủy sinh, bác sĩ Thái cho rằng cách tốt nhất để phòng bệnh là nấu chín.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.