Cách phòng tránh bệnh thủy đậu cho bé trong mùa dịch

Tháng 3-5 là mùa cao điểm bùng phát dịch thủy đậu, cũng là thời điểm các bệnh viện nhi và trung tâm y tế rơi vào tình trạng quá tải vì số lượng trẻ em nhập viện tăng cao.

Tháng 3-5 là mùa cao điểm bùng phát dịch thủy đậu, cũng là thời điểm các bệnh viện nhi và trung tâm y tế rơi vào tình trạng quá tải vì số lượng trẻ em nhập viện tăng cao.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh cần phòng tránh và ngăn ngừa kịp thời nguy cơ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng

Trẻ em là đối tượng bị thủy đậu tấn công mạnh mẽ nhất vì sức đề kháng yếu. Loại bệnh này lây nhiễm nhanh qua đường hô hấp bằng siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV). Chỉ cần người mắc thủy đậu nói, hắt hơi (dịch mũi) hoặc ho, các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi lan đi và dễ dàng bùng phát thành dịch.

Thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 10 ngày đến nửa tháng, nhiều phụ huynh không biết bé bị nhiễm siêu vi cho đến khi khởi phát thành bệnh, với triệu chứng nổi mụn nước ở khắp đầu mặt, tay chân và cơ thể. Chỉ trong vòng 12-24 giờ, mụn nước (trái rạ) sẽ nổi trên toàn thân của bé, trường hợp nặng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu cho bé trong mùa dịch
Bé bị nổi mụn nước khắp người vì thủy đậu.

Bị mọc chi chít mụn nước, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, kèm theo đó là sốt nhẹ, biếng ăn, nôn ói. Điều khiến phụ huynh lo lắng hơn cả là loại thủy đậu có thể gây ra các biến chứng, nhẹ thì nhiễm trùng da, gây sẹo; nặng thì vi trùng xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng, viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não..., nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng.

Biện pháp phòng bệnh thủy đậu cho bé

Để phòng bệnh, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho bé bằng việc bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết, ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C. Vào mùa dịch bệnh, phụ huynh cần chú ý tắm rửa, vệ sinh thật kỹ toàn bộ cơ thể của bé bằng xà bông diệt khuẩn. Nhiều người chọn biện pháp cách ly bé khỏi nguồn bệnh, nhưng hành động này không tối ưu vì thủy đậu ủ bệnh lâu, chưa nổi mụn nước vẫn có thể lây cho người lành. Thậm chí khả năng lây này còn kéo dài nhiều ngày sau khi mụn nước đã lành hẳn.

Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh thuỷ đậu hiện nay là tiêm vắc xin phòng bệnh sớm, nhất là khi chuẩn bị vào mùa dịch. Các chuyên gia y tế cho biết, vắc xin có hiệu quả rất cao và tác dụng lâu dài, giúp cơ thể bé tạo kháng thể chống lại vi rút thủy đậu. Vắc xin phòng thủy đậu được chỉ định để tiêm cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên, tăng khả năng phòng bệnh đến 80-90%. Khoảng 10% còn lại là bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng bị nhẹ, ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt và thường là không bị biến chứng.

Một sai lầm thường gặp ở phụ huynh là đưa bé đi tiêm vắc xin khi xung quanh có nhiều trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, tiêm càng muộn hiệu quả càng ít, bởi có thể trẻ đã tiếp xúc với siêu vi trùng gây bệnh rồi. Thời điểm tiêm vắcxin tốt nhất là khi bé bắt đầu đi nhà trẻ, hay từ 12 đến 18 tháng tuổi.

Ngoài ra, phụ huynh chỉ nên đưa bé đi tiêm chủng tại các cơ sở y tế dự phòng và cơ sở tiêm chủng đã được cấp giấy chứng nhận. Để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không được sử dụng các loại vắc xin không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.