Cẩn trọng khi trẻ ăn bánh trung thu

Ngày nay chế độ ăn không còn thiếu thốn, trẻ không còn quá mong đợi đến trung thu để được thưởng thức miếng bánh ngọt ngào và béo ngậy. Nhu cầu ăn bánh chủ yếu là do yếu tố tinh thần. Tuy nhiên xét về mặt dinh dưỡng, cũng có một số vấn đề cần bàn.

Ngày nay chế độ ăn không cònthiếu thốn, trẻ không còn quá mong đợi đến trung thu để được thưởng thức miếngbánh ngọt ngào và béo ngậy. Nhu cầu ăn bánh chủ yếu là do yếu tố tinh thần. Tuynhiên xét về mặt dinh dưỡng, cũng có một số vấn đề cần bàn.

Năng lượng trong bánh rất cao

Nói chung, bánh trung thu luônngọt và béo. Vì vậy, bánh đem đến rất nhiều năng lượng, với trẻ gầy còn đỡ chứvới trẻ béo phì thì đó là một mối nguy lớn. Khổ nỗi trẻ gầy ít thích ăn bánh này,mà người sẵn sàng ăn thường là những trẻ đã quá bụ bẫm, càng ngọt càng béo lạicàng thích.

Trong bánh trung thu chứa rấtnhiều đường, trừ một vài loại dành cho người ăn kiêng. Nếu chỉ tính sơ sơ, trongmột cái bánh dẻo nhân đậu xanh một trứng chứa 807kcal (năng lượng bằng hai tôbún thịt nướng), 11g đạm, 11,5g chất béo, 158g bột đường. Còn trong một cái bánhnướng 250g thập cẩm hai trứng cung cấp 1.095kcal (năng lượng bằng hai tô phở),33g đạm, 46,6g béo và 104g bột đường.

Cẩn trọng khi trẻ ăn bánh trung thu

Nói chung, bánh trung thu luôn ngọt và béo bánh đem đến rất nhiều năng lượng, với trẻ gầy còn đỡ chứ với trẻ béo phì thì đó là một mối nguy lớn

Lượng bột đường của một bánh dẻogần bằng bốn chén cơm, còn bánh nướng bằng 2,5 chén cơm, lại chủ yếu ở dạngđường hấp thu nhanh, gây tăng đường huyết nhanh. Nếu ăn quá nhiều, ở trẻ béo phìhoặc trẻ rối loạn dung nạp glucose có thể gây ra tiểu đường.

Còn ở trẻ biếng ăn, khi ănmột miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăntrong bữa chính, càng làm trẻ chán ăn, thêm suy dinh dưỡng. Lượng đường quá cao,ở dạng đường mía sucrose cũng là nguy cơ gây sâu răng ở trẻ.

Ngoại trừ trong hạt dưa, hạt điều,mè… có chút axit béo không no có lợi, còn lại chất béo trong bánh toàn là từthịt mỡ, gà, dừa… là loại béo no gây nhiều tác hại. Lượng béo của bánh dẻo bằnglượng béo của một tô phở bò trung bình, còn của bánh nướng tương đương 50ml dầuăn hay lượng béo trong ba tô phở gà. Lượng chất đạm trong bánh nướng cũng khácao, thường là đạm động vật, nếu bảo quản không tốt, dễ gây ngộ độc. Các “sơnhào hải vị” bỏ vào bánh không đủ để cung cấp những dưỡng chất đặc biệt mà chủyếu làm phong phú hương vị. Các vitamin trong bánh không nhiều, qua chế biến vàbảo quản cũng sẽ hao hụt đáng kể.

Trẻ ăn mấy miếng bánh là vừa?

Xét về dinh dưỡng, bánh trung thukhông có nhiều giá trị với trẻ em do thành phần không cân đối. Tuy nhiên về tinhthần thì lại khá quan trọng, bánh trung thu và lồng đèn thường trở thành một kỷniệm đáng nhớ đối với trẻ thơ. Mặt khác, cho trẻ nếm thử một vài vị mới cũng làcách tập cho trẻ làm quen với sự đa dạng của các món ăn trong cuộc sống. Vậy nêncho trẻ sử dụng bánh trung thu như thế nào là hợp lý?

Trước hết phải chọn loại bánh bảođảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Do bánh chứa khá nhiều loại thực phẩm phối trộnlại, nếu không đảm bảo vệ sinh lúc chế biến thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm rấtcao. Khâu bảo quản cũng khá quan trọng, có nhiều loại dù còn date vẫn bị hư nếubảo quản không tốt, phơi ngoài ánh nắng… Ăn bánh cũng khó tiêu do nhiều chất béo,chất đạm động vật, vì vậy chỉ cho trẻ ăn một miếng góc tám sau cữ ăn cơm là đủ.Ăn xong nhớ nhắc trẻ súc miệng ngay để không sâu răng, đặc biệt là với bánh dẻosẽ dính chặt vào răng, gây sâu răng nhiều hơn.

Với trẻ béo phì, nên giới hạnlượng bánh ăn trong ngày, và nhớ trừ bớt khẩu phần ăn bình thường, nếu có ănbánh. Nếu ăn 1/2 bánh dẻo hoặc 1/3 cái bánh nướng thì trong ngày phải bớt đikhoảng một chén cơm và lượng thức ăn tương ứng của chén cơm đó, đồng thời tănglượng rau lá để kéo bớt chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh.Còn nếu không giảm phần cơm thì cho trẻ đi bộ thêm chừng 30 phút để tiêu hao bớtnăng lượng dư thừa.

Theo BSCK2 Nguyễn Thị ThuHậu
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.