Chăm con cùng Minh Hà: Ưu, nhược điểm của việc hút sữa

Theo Minh Hà, ưu điểm đầu tiên của việc hút sữa là mẹ không phải cai ti và tập bình cho bé, chỉ cần đổi sữa. Còn nhược điểm là phải hút liên tục và tốn tiền mua máy, bình trữ sữa.

Theo Minh Hà, ưu điểm đầu tiên của việc hút sữa là mẹ không phải cai ti và tập bình cho bé, chỉ cần đổi sữa. Còn nhược điểm là phải hút liên tục và tốn tiền mua máy, bình trữ sữa.

>> Chăm con cùng Minh Hà: Mẹo cho con bú không lo vòng 1 hỏng

>> Chăm con cùng Lý Hải - Minh Hà: Bí quyết gọi sữa về sau sinh

Ưu điểm

Khi cai sữa, mẹ không phải cai ti và tập bình cho bé, chỉ cần đổi sữa. Bé Cherry chỉ mất một tuần để làm quen với sữa mới, trong khi Rio phải mất hơn 6 tháng mới tập được bú bình.

Khi bú bình, bé tập trung bú được nhiều hơn, sữa trong bình xuống nhanh và đều hơn ti mẹ. Khi no bụng, giấc ngủ của bé cũng dài hơn, thường là 3 tiếng mới bú một lần nên mẹ có thể nghỉ ngơi. Trong khi bú mẹ, trẻ được ôm ấm áp và hay ngủ quên khi bụng vẫn chưa thật no. Nhiều bé ngủ 1-2 tiếng lại giật mình thức vì đói. Khi bú trực tiếp, bé phải bú nghiêm chỉnh, sữa mới xuống.

Hút sữa mẹ đều sẽ cho lượng sữa nhiều hơn bé bú trực tiếp. Vì khi hút sạch sữa, cơ thể người mẹ tự hiểu là bé cần lượng sữa nhiều hơn nên sẽ tiết sữa nhiều hơn. Minh Hà khá gầy nhưng một ngày hút trung bình 1,2 l, có khi tới 1,5 l.

Chăm con cùng bà xã Lý Hải: Ưu, nhược điểm của việc hút sữa
Bà xã Lý Hải thường hút trung bình 1,2 l, có khi tới 1,5 l mỗi ngày. Ảnh: Minh Hà. 

Nhược điểm

Mẹ phải hút sữa siêng năng, đều đặn cả đêm và ngày. Hà hút theo lịch sau 3 - 6 - 9 - 12 - 15 - 18 - 24h, cách 3 tiếng hút một lần. Khoảng thời gian ban đêm là mệt nhất bởi cơ thể đang buồn ngủ. Nhiều khi Hà vừa nhắm mắt vừa hút sữa bởi không hút không được.

Khi cơ thể quen với lịch trình, tới giờ sẽ tự động căng sữa. Nếu căng sữa mà không hút thì rất khó chịu, dễ bị tắc sữa, đồng thời cơ thể tự hiểu là bé không có nhu cầu bú và sẽ tiết sữa ra ít hơn dẫn đến giảm lượng sữa.

Ngoài ra, mẹ phải trữ sữa đúng cách, hâm sữa mỗi khi cho bé bú; phải rửa bình hút và tốn tiền mua máy hút sữa.

Vì sao Minh Hà lựa chọn cách hút sữa?

Sau khi nuôi con trai đầu - bé Rio - và cho bú mẹ trực tiếp 11 tháng, Minh Hà rút kinh nghiệm việc cai ti mẹ rất khó. Thời gian tập ti bình cả mẹ và bé đều vất vả, mệt mỏi. Cho con bú trực tiếp, mẹ phải túc trực chăm bé và không thể nhờ ai cho ăn giúp, nhất là 6 tháng đầu khi bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Đến các bé sau, Minh Hà đổi phương pháp chỉ cho bú trực tiếp trong 2,5 tháng đầu. Sau thời gian này, Hà bắt đầu hút sữa mẹ để tập cho bé bú bình.

Vì sao lại là 2,5 tháng? Vì lúc này bé bắt đầu nhận biết và rất nhạy cảm. Nhiều bé khó tính, chưa tới hai tháng đã phân biệt rõ ti mẹ và ti giả nên nhất quyết không bú ti giả, nếu mẹ không cho bú sẽ bỏ ăn.
Các mẹ nên cân nhắc ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp để lựa chọn cho phù hợp. Các bé nhà Hà đều bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, sau đó ăn dặm kết hợp bú sữa mẹ đến gần một tuổi.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.