Chăm trẻ tiêu chảy cấp, 4 sai lầm cần tránh

BS Lê Quang Tân- Trưởng khoa Nhi BV Quốc tế Phụ sản Sài Gòn liệt kê 4 sai lầm thường gặp khi cha mẹ chăm sóc trẻ nhiễm bệnh tiêu chảy cấp phân nước do virus Rota.

BS Lê Quang Tân- Trưởng khoa Nhi BV Quốc tế Phụ sản Sài Gòn liệt kê 4 sai lầm thường gặp khi cha mẹ chăm sóc trẻ nhiễm bệnh tiêu chảy cấp phân nước do virus Rota.

Không phân biệt tiêu chảy thường và tiêu chảy cấp

Khi thấy trẻ bị nôn ói và tiêu chảy nhiều, các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng do trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy thông thường… mà không biết rằng, trẻ em có thể đã nhiễm bệnh tiêu chảy cấp phân nước do virus Rota.

Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota thường có biểu hiện sốt nhẹ, nôn ói, đi phân lỏng có màu xanh dưa cải, có nhớt, nhưng không ra máu. Số lượt tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến 20 lần mỗi ngày, bệnh kéo dài từ 3-9 ngày. Khi phát hiện trẻ bị bệnh này, điều cần nhất là đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.

Hình ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn Istock

Tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh

Khi thấy trẻ trở sốt, các bậc phụ huynh thường tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này chẳng những không giúp trẻ khỏi bệnh, ngược lại còn khiến bệnh trạng của trẻ thêm nặng, vì loại siêu virus Rota này hoàn toàn vô hiệu với thuốc kháng sinh.

Không thực hiện việc bù nước đúng cách

Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ sẽ mất đi một lượng nước và chất dinh dưỡng sau do nôn ói và tiêu chảy. Vì vậy, công tác bù nước điện giải cần phải thực hiện đúng phương pháp. Tốt nhất là các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện sản - nhi để được điều trị đúng cách.

Nghĩ trẻ đã bệnh thì không mắc lại

Trong mỗi 1ml phân của trẻ bệnh có chứa đến 10.000 tỷ virus Rota. Nếu không chú trọng việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ sau khi vui chơi, cầm nắm hay tiếp xúc các vật dụng, mặt sàn nhà… sẽ khiến bé dễ bị “tái nhiễm” virus này hoặc dễ lây bệnh cho các trẻ khác.

Để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tiêu chảy cấp phân nước do virus Rota, các bậc phụ huynh nên chú ý giữ vệ sinh trẻ và cho người chăm sóc trẻ.

Quan trọng nhất là nên chủ động đưa trẻ đến các bệnh viện sản, nhi, cơ sở y tế quận, huyện để được tư vấn chủng ngừa bằng vắc-xin phù hợp. Độ tuổi được chủng ngừa hiệu quả nhất là từ 2 đến 6 tháng tuổi.

(Nguồn: Hội Y học dự phòng với sự phối hợp của VPĐD GlaxoSmithKline)

 


Bệnh mùa hè

tiêu chảy cấp

phòng bệnh tiêu chảy cấp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.