Chết người vì đột ngột ra vào phòng điều hòa

Những ngày nắng nóng, ai cũng muốn được hạ nhiệt trong phòng điều hòa. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp nhập viện, thậm chí chết người vì đột ngột ra vào phòng điều hòa.

Những ngày nắng nóng, ai cũng muốn được hạ nhiệt trong phòng điều hòa. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp nhập viện, thậm chí chết người vì đột ngột ra vào phòng điều hòa.

Đến giờ, gia đình bà Xuyến (Hưng Yên) vẫn chưa hết bàng hoàng về nguyên nhân cái chết của chồng bà. Những ngày nắng nóng cao điểm vừa qua, chồng bà thường có thói quen tắm đêm. Bình thường sau khi tắm xong ông ngồi đọc báo, nhưng hôm đó nóng quá, tắm xong ông liền vào phòng bật điều hòa để 18 độ ngồi đọc sách.

Nửa đêm không thấy ông vào ngủ, khi bà ra tìm đã thấy ông bất tỉnh. Theo bác sỹ, ông bị đột quỵ do sau khi tắm lại vào ngay trong phòng điều hòa để chế độ lạnh khiến nhiệt độ cơ thể hạ thấp đột ngột, máu không lưu thông.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho rằng, việc ra vào phòng điều hòa đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi ngay được với sự thay đổi nhiệt độ, có thể gây choáng.

Thực tế đã có những trường hợp chết người do sau khi tắm nước lạnh lại nằm điều hòa chế độ lạnh ngay hoặc vừa đi nắng về lập tức tắm nước lạnh để giải nhiệt. Nguy cơ đột quỵ trường hợp này là rất cao.

Theo một chuyên gia ở Đại học Y Hà Nội, trong trường hợp cơ thể đột ngột tiếp xúc với môi trường nhiệt độ xuống thấp như đang đi ngoài đường nắng nóng 37-38 độ C vào phòng điều hòa đột ngột chỉ có 17-18 độ C hay khi trời nóng rồi chuyển sang lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ nhiều sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, tổn hại đến trung khu thần kinh.

Với sự thay đổi đột ngột này, nhẹ cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, chóng mặt. Nặng có thể làm nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, thậm chí dẫn đến trạng thái hôn mê, tử vong. Đặc biệt nguy hiểm hơn với những người có sức đề kháng yếu,nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi…

Dùng điều hòa

Việc dùng điều hòa không đúng cách dễ gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa

Để tránh nguy hiểm khi sử dụng điều hòa, nhất là với trẻ nhỏ, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, trong những ngày thời tiết nắng nóng, nên hạn chế ra vào phòng có điều hòa liên tục để tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Khi đang ở ngoài nắng về, mồ hôi ra nhiều, tuyệt đối không vào phòng có nhiệt độ quá lạnh ngay. Mọi người nên lau khô mồ hôi, ngồi một lúc sau đó mới vào phòng có điều hòa.

Thói quen bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp những ngày nắng nóng để nhanh mát cần thay đổi ngay vì dễ khiến bạn bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi...

Nên để ở mức từ 25 - 28°C để cơ thể không phải choáng váng khi thay đổi môi trường đột ngột. Ngoài giấc ngủ ban đêm bật điều hòa liên tục, trong ngày không nên để trẻ nhỏ nằm điều hòa hơn 4 giờ liên tục.

Trẻ cũng dễ mất nước, khô da khi ở trong phòng điều hòa lâu. Bởi vậy cần cho trẻ thường xuyên uống nước và để một chậu nước dưới máy điều hòa. Ngoài ra thỉnh thoảng bạn cũng nên lau sàn nhà bằng giẻ ướt.

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh nguy hại và chết người vì đột ngột ra vào phòng điều hòa, trước khi ra khỏi phòng 30 phút, nên tắt máy điều hòa, mở cửa phòng cho không khí được lưu thông và cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Khi từ ngoài vào phòng điều hòa nên để điều hòa ở chế độ cao rồi hạ thấp nhiệt độ dần.

Ngoài ra, tuyệt đối không vào phòng điều hòa ngay khi tắm xong. Thói quen này cực kỳ nguy hiểm vì dễ gây nguy cơ cảm lạnh, viêm phổi. Nhất là với những người có bệnh tiềm tàng về mạch máu não rất có nguy cơ tai biến mạch máu não, có thể gây đột tử do các mạch máu bị cản trở sự lưu thông. Nếu phòng lúc đó đang bật điều hòa cũng phải tắt đi, để cơ thể thích nghi dần rồi mới bật lại.

Theo Gia đình & Xã hội



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.