Chết oan vì chữa bệnh dại bằng thuốc nam

Người dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện vẫn xôn xao về hai cháu bé chết do dùng thuốc nam chữa bệnh dại.

Người dân huyện ĐiệnBàn, tỉnh Quảng Nam hiện vẫn xôn xao về hai cháu bé chết do dùng thuốc namchữa bệnh dại.

Trong tổng số 1.218trường hợp tử vong vì bệnh dại, có 73 trường hợp tử vong do điều trịbằng thuốc nam. Hiện  chưa có thuốc nào, kể cả tân dược và thuốc nam cóthể chữa được bệnh dạiở người                                                         

Quan niệm sai lầm

Không đi tiêm phòng vắcxin dại, bé S. 7 tuổi ở Điện Bàn được bố mẹ đưa đến điều trị bằng phươngpháp cào và uống thuốc nam tại nhà ông lang Trần Văn Bá cùng huyện.Nhưng sau khi uống thuốc, S. đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và co giật. Dùgia đình đã vội đưa bé đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực QuảngNam rồi chuyển lên Bệnh viện Đà Nẵng nhưng bệnh nhân đã tử vong.
 
Tương tự, cháu K., 14 tuổi cũng được gia đình đưa đến nhà ông lang Báchữa trị. Cháu đã tử vong với các triệu chứng giống như bé S.

Chết oan vì chữa bệnh dại bằng thuốc nam

Cần tiêm phòng khi bị chó mèo cắn. (Ảnh: Như Ý)


Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, nguyên chủ nhiệm Chương trình Phòng chống bệnhdại quốc gia, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về sức khỏecộng đồng, cho hay, có rất nhiều người lầm tưởng về căn bệnh dại. Họ chorằng tiêm vắc xin phòng dại là đưa một lượng chất độc vào cơ thể, thậmchí còn có thể là thủ phạm bùng phát cơn dại ở người. Chính vì thế họcho rằng có thể điều trị bệnh dại bằng thuốc nam, không đi tiêm huyếtthanh và tiêm vắc xin phòng dại. Hậu quả là nhiều cái chết thương tâm,không đáng có đã xảy ra.

Kết quả điều tra mới đây của chương trình phòng chống bệnh dại quốc giacho thấy, trong tổng số 1218 trường hợp tử vong vì bệnh dại có 73 trườnghợp tử vong do điều trị bằng thuốc nam, 938 trường hợp không tiêmvắc-xin và 59 trường hợp tiêm vắc-xin nhưng không đủ liều. Thống kê củaBộ Y tế cho hay, từ đầu năm 2011 đến nay đã có 19 trường hợp tử vong vìbệnh dại.

Không chữa được bệnhdại

Dưới góc nhìn của Đông y,lương y Vũ Quốc Trung khẳng định, thuốc nam không chữa được bệnh dại. “Cho đến nay, chưa có thuốc nào, kể cả tân dược và thuốc nam có thể chữađược bệnh dại ở người. Biện pháp duy nhất là điều trị dự phòng bằngvắc-xin dại và huyết thanh kháng dại”, lương y Vũ Quốc Trung nói.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi bị chó, mèo cắn, cách tốt nhất là đitiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin càng sớm càng tốt. Vì thời gian ủbệnh dại 30-90 ngày, chiếm 80% trường hợp, trường hợp nhanh dưới 20 ngàychiếm 5-10%, chậm hơn 3 tháng chiếm 7-20%. Thậm chí, có trường hợp thờigian ủ bệnh kéo dài hơn 1 năm.

Thực tế cho thấy, vết thương bị cắn cànggần não thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Hầu hết các trường hợp khởi phátbệnh dại nhanh là ở những người bị cắn ở đầu, mặt, tay và đặc biệt làđối với trẻ em. Thông thường trước 2-4 ngày phát bệnh, vết cắn bị đaunhức, sưng tấy và kèm theo các triệu chứng như bồn chồn, thổn thức, chánnản vô cớ… 100% trường hợp tử vong sau khi lên cơn dại.

“Chó, mèo là nguồn lâybệnh dại chủ yếu nhưng người dân vẫn giữ thói quen nuôi chó, mèo thảrông. Thậm chí, thấy chó có khả năng bị dại thay vì nhốt và báo với cơquan thú y, nhiều người lại vô tư đem bán hoặc thịt ăn làm gia tăng nguycơ mắc bệnh dại”, tiến sĩ Đinh Kim Xuyến nói. 

Theo Xuân Trường
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.