“Chung sống” với bệnh vảy nến

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh vẩy nến nhưng nếu dùng thuốc đúng cách sẽ giảm triệu chứng, giảm tái phát và có thời gian ổn định kéo dài.

Hiệnvẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh vẩy nến nhưng nếu dùng thuốcđúng cách sẽ giảm triệu chứng, giảm tái phát và có thời gian ổn định kéo dài.

Theo TS Trần Văn Tiến, PhóGiám đốc BV Da liễu TƯ, bệnh nhân có thể chung sống “hòa bình” với căn bệnhvảy nến mà không có hậu quả gì. Tuy nhiên, do sử dụng thuốc bừa bãi không cóchỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà nhiều bệnh nhân gặp phải những biến chứngnguy hiểm.

Biến chứng vì dùng thuốc bừa bãi

Theo bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa khám bệnh BV Da liễu T.Ư, biểu hiệnlâm sàng thông thường của bệnh vảy nến là đỏ da, có vẩy. Khi phát bệnh, vảybong nhiều nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh gây tâmlý khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới sinh hoạt, thẩm mỹ.

“Chung sống” với bệnh vảy nến

Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân mắc vảy nến tại BV Da liễu TƯ. (Ảnh: Như Ý)


Bác sĩ Thành cho biết, hiện nay, cả y học hiện đại và y học cổ truyền đềuchưa xác định rõ căn nguyên của bệnh vảy nến.

Bệnh tiến triển suốt cuộc đời, vì vậy không thể chữa khỏi hẳn mà chỉ có thểchữa khỏi mỗi đợt bệnh phát. Tuy nhiên, do quan điểm “có bệnh vái tứ phương”,nhiều bệnh nhân hy vọng chữa được bệnh nên đã cố gắng đi tìm những biện phápkhác.

Một sai lầm trong điều trị vảy nến mà các bệnh nhân hay mắc phải là sử dụngthuốc Đông y tùy tiện. Trong khi đó, quan niệm của các thầy lang là uốngthuốc vào, bệnh phá hết ra ngoài thì mới khỏi. Đến khi bệnh “phát hết rangoài” mà vẫn không khỏi, bệnh nhân mới chịu tìm đến Tây y thì bệnh đã nặngthêm.

Theo TS Tiến, việc sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩchính là nguyên nhân gây ra các biến chứng nặng hơn. Có những bệnh nhân từmắc vảy nến thông thường đã biến chứng thành vảy nến đỏ da toàn thân, vảynến thể mủ, gây nhiễm trùng, giảm sức đề kháng. Bên cạnh đó, có một số bácsĩ không chuyên khoa thường dùng thuốc có corticoid toàn thân tiêm cho bệnhnhân khiến ngay lúc đó, bệnh khỏi rất nhanh nhưng khi bùng phát lại thì rấtkhó chữa.

Học cách “chung sống hòa bình”

Các bác sĩ khẳng định, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh vảy nến nhưng chưacó một phương pháp nào đặc hiệu để có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, bệnhnhân khi biết mình mắc bệnh vảy nến nên bình tĩnh, học cách “chung sống hòabình” với bệnh.

Theo TS Tiến, một phương pháp điều trị vảy nến có hiệu quả phải đảm bảo haiđiều kiện: xóa sạch tổn thương càng sớm càng tốt; thứ hai là thời gian táiphát càng lâu càng tốt, khả năng tái phát ít. Vì vậy, khi mắc bệnh, bệnhnhân cần kiên trì tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, không nên nóngvội mà tùy tiện sử dụng các loại thuốc.

TS Tiến cũng cho biết, cơ chế sinh bệnh: nhóm yếu tố thứ nhất là yếu tố cơđịa, khi gặp điều kiện thuận lợi (hay còn gọi là các yếu tố phát động) bệnhsẽ phát triển. Vì vậy, để tránh bệnh bùng phát, bệnh nhân cần giảm các yếutố phát động như giữ tinh thần thoải mái, yên tâm, không lo lắng bởi cónhiều bệnh nhân chỉ mất ngủ một đêm là ngày hôm sau mọc đầy tổn thương. Sinhhoạt điều độ, không sử dụng chất kích thích, đồ cay nóng, rượu, bia…

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, điều trị bệnh vảy nến phụ thuộc rất nhiều vào cơđịa của từng bệnh nhân. Vì vậy, thuốc điều trị phải được kê đơn sao cho phùhợp với cơ địa, thể trạng của bệnh nhân mới có hiệu quả.

Theo Lan Hương
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.