Chuyện về... dây rốn

Khi siêu âm biết con mình bị dây rốn quấn cổ, dân gian thường gọi bằng cái tên "mỹ miều" hơn là tràng hoa quấn cổ, các bà mẹ thường lo ngại và lo sợ những nguy cơ khi con còn trong bụng mẹ và thời điểm chào đời, thông thường họ yêu cầu được sinh mổ cho an toàn. Tuy nhiên, đa số trường hợp thai vẫn phát triển bình thường và sinh thường dù có tới 2 -...

Dây rốn là sợi dây kết nối duy nhất giữa mẹ và thai nhi. Đây là đường cung cấp dưỡng khí, chất dinh dưỡng để nuôi sống bào thai. Bình thường, một thai nhi đủ tháng có dây rốn dài khoảng 50 - 60cm.

Có thể từ quý 2 của thai kỳ, khi em bé xoay mình chuyển ngôi, dây rốn có thể quấn quanh người bé, có khi quấn quanh cổ.

Đây là một hiện tượng không hiếm gặp. Nếu dây rau dài, thai nhi ít khi bị ảnh hưởng, nhưng nếu ngắn thì có thể bị căng quá mức, có khi thắt lại, cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Thai không nhận được dinh dưỡng, máu nuôi thì sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Trường hợp nặng hơn, thai nhi sẽ không nhận được oxy từ mẹ cũng sẽ tử vong.

Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Vì thế, nếu siêu am xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần đến bác sĩ theo dõi thai theo lịch hẹn định kỳ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, bé sẽ tự tháo ra được và ngược lại cũng có thể quấn thêm vòng nếu bé cử động nhiều.

Không có cách nào để gỡ dây rốn. Vì vậy, người mẹ cần theo dõi thật sát cử động của thai. Nếu thai quẫy đạp mạnh hoặc quá yếu, phải đến bệnh viện ngay.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Tiến - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết, hiện tượng dây rau quấn cổ có thể phát hiện bằng siêu âm.

Không phái tất cả các trường hợp như vậy đều phải sinh mổ. Thường bác sĩ chỉ chỉ định mổ khi dây rau ngắn, quấn chặt, thai bị suy hoặc sản phụ có các biểu hiện đẻ khó. Những trường hợp còn lại đều được cho sinh thường với sự theo dõi tim thai thường xuyên để đề phòng ngạt trong suốt quá trình chuyển dạ. Khi có dấu hiệu nguy hiểm, bác sĩ sẽ cho mổ cấp cứu. Tuy nhiên, theo ông Tiến, phần lớn trẻ đều ra đời an toàn.

TS Tiến khuyên các thai phụ có con có tràng hoa quấn cổ không nên quá lo sợ, suy nghĩ nhiều mà ảnh hưởng đến con, chỉ cần theo dõi thai thường xuyên hơn. Khi chuyển dạ, cần thông báo điều này với bác sĩ để siêu âm kiểm tra, quyết định phương thức sinh nở và theo dõi phòng ngạt khi sinh.

Cách theo dõi thai máy

Khi siêu âm ghi nhận dấu hiệu dây rốn quấn cổ thai nhi, quá trình khám thai cũng như quá trình theo dõi chuyển dạ sẽ được sát sao hơn. Người mẹ sẽ được hướng dẫn theo dõi thai máy mỗi ngày, khi có dấu hiệu thai máy ít, thai máy yếu thì lập tức khám lại ngay và thực hiện khám thai đầy đủ.

Cách theo dõi thai máy:

Đếm 3 lần trong ngày sau khi ăn trong vòng một giờ, nếu trên bốn cử động thai/một giờ thì thai ổn định.

Đếm liên tục trong 12 giờ/ngày, nếu trên 10 cử động thai/ngày là trong giới hạn bình thường.

Số lần đếm dưới mức trên là bất thường, cần đến bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

Theo Hạ Trắng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.