Cơm nguội có gây ngộ độc?

Cơm nguội thừa từ bữa ăn trước thường được nhiều bà nội trợ giữ lại và hâm nóng để ăn mà không biết rằng nó có thể gây ngộ độc.

 Cơm nguội thừa từ bữa ăn trước thường được nhiều bà nội trợ giữ lại và hâm nóng để ăn mà không biết rằng nó có thể gây ngộ độc.

Cơm muội thừa từ bữa ăn trước thường được nhiều bà nội trợ giữ lại và hâm nóng để ăn mà không biết rằng nó có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, không phải việc hâm nóng là nguyên nhân gây ngộ độc mà là do cách thức bảo quản cơm trước khi được hâm nóng.

Có thể gây ngộ độc

Ăn cơm nguội, dù là về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu, và dù đã được rang hoặc hâm nóng lại vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi. Thời gian để cơm nguội ở nhiệt độ thường trong phòng càng dài thì lượng độc tố và vi khuẩn càng phát triển nhiều. Dù có rang hoặc hâm lại cơm cũng không thể loại bỏ được các độc tố này, cũng như không tiêu diệt được vi khuẩn. Nguyên nhân là do trong gạo có một loại vi khuẩn tên là Bacillus Cereus. Vi khuẩn này xuất hiện trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Khi nấu chín gạo thành cơm, vi khuẩn này không bị tiêu diệt mà chuyển thành dạng bào tử. Nếu chúng ta ăn cơm khi vừa nấu chín dưới 6 tiếng thì bào tử này sẽ không gây hại nhưng nếu để cơm nguội trên 6 tiếng mà không có phương pháp bảo quản thích hợp, các vi khuẩn có trong cơm sẽ hoạt động trở lại và gây hại cho hệ tiêu hóa.

Cơm nguội có gây ngộ độc?
Bảo quản cơm nguội không đúng cách có thể gây ngộ độc và khó tiêu. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, cơm là một dạng tinh bột và khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên (hâm nóng hoặc hấp hoặc rang lại nhiều lần) sẽ biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”. Bằng mắt thường có thể cảm thấy cơm nguội có xu hướng dẻo hơn, mềm hơn sau khi hâm nhưng thật ra, khi ăn vào thì phần cơm đã bị “hồ hóa” này sẽ đóng cứng lại và khó tiêu hơn bình thường rất nhiều.

Bảo quản cơm nguội đúng cách

Tốt nhất, nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Nên ăn cơm ngay khi được nấu chín, nếu không thể được, làm nguội cơm càng nhanh càng tốt, tốt nhất trong vòng một giờ. Bảo quản cơm trong tủ lạnh không quá một ngày cho tới khi được hâm nóng lại. Nếu đã lấy cơm ra ngoài nên dùng hết trong vòng 5 tiếng.

Trong trường hợp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa không có tủ lạnh, để bảo quản cần đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát để nguội, không để các thực phẩm hoặc thức ăn khác dính vào cơm. Nên dùng rổ thưa đậy lại chứ không dùng nắp đậy kín nồi cơm nóng vì sẽ khiến cơm nhanh bị thiu do hấp hơi nước.

Tuy nhiên cũng chỉ nên dùng cơm để bên ngoài dưới 6 giờ hoặc bảo quản trong tủ lạnh dưới 24 giờ. Không nên hâm, rang hoặc làm nóng cơm quá 2 lần nếu không cơm sẽ bị hồ hóa và mất chất dinh dưỡng.

Theo SKĐS


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.