Con vật 12 mét này sẽ khiến người hay ăn bún, phở bò khiếp vía

Giáo sư Nguyễn Văn Đề - nguyên trưởng Bộ môn Ký sinh trùng - Đại học Y Hà Nội cho biết chính thói quen ăn món có thịt trâu, bò tái khiến sán dây bò xâm nhập vào cơ thể.

Giáo sư Nguyễn Văn Đề - nguyên trưởng Bộ môn Ký sinh trùng - Đại học Y Hà Nội cho biết chính thói quen ăn món có thịt trâu, bò tái khiến sán dây bò xâm nhập vào cơ thể.

Những món ăn có thịt trâu, bò tái cũng thường là món khoái khẩu của nhiều người hiện nay như phở bò tái, bún bò tái, bê tái chanh...

Hoảng hốt với con sán dài 12 mét

Anh Nguyễn Văn Đông trú tại Đống Đa, Hà Nội vẫn không thể nào quên cảnh tượng anh được bác sĩ cho chứng kiến cảnh con sán dài 12 mét từ ruột của anh được bác sĩ đãi từ phân sau khi uống thuốc diệt sán dây bò.

Con sán này không biết đã trú ngụ ở trong bụng anh bao nhiêu năm. Anh Đông kể gần đây anh mới để ý khi ngủ dậy đi vệ sinh thấy quần sịp của mình có những đốt trắng nhìn như con sán. Điều đáng sợ là đốt sán này vẫn ngọ ngoạy như còn sống.

Anh Đông để ý kỹ thấy rất hay bị đốt sán này. Anh bắt đầu sợ và đi khám ở nhiều nơi bác sĩ cho uống thuốc tẩy sán nhưng vẫn không hết.

Anh tìm đến giáo sư Đề với vẻ mệt mỏi. Anh ăn được bao nhiêu dinh dưỡng dường như con sán này ăn hết. Bác sĩ làm các xét nghiệm với sán thấy anh bị sán dây bò. Điều sợ nhất là con sán ghim đầu ở ngay đầu ruột và đuôi của nó ở tận hậu môn.

Con sán sản sinh bằng cách rụng đốt. Bác sĩ cho uống thuốc diệt sán và theo dõi đãi từ phân của bệnh nhân được một con sán khủng. Giáo sư Đề cho biết ông và các cộng sự của mình đã rải con sán ra phòng để đo và thấy con sán dài đến 12 mét.


Con sán dây bò dài 12 mét trong bụng anh Đông. Ảnh tư liệu bác sĩ cung cấp.
Con sán dây bò dài 12 mét trong bụng anh Đông. Ảnh tư liệu bác sĩ cung cấp.

Có những con sán còn dài hơn. Ở trên thế giới đã ghi nhận nhiều con sán dài tới vài chục mét cuộn vào thành ruột.

Anh Đông tâm sự anh có thói quen ăn phở bò tái. Thói quen đó đến tận bây giờ anh vẫn giữ. Không chỉ có ăn phở bò tái mà các loại thực phẩm tái anh đều nghiện nào là bò cuốn lá cải, bê tái chanh…

Sau khi là chủ nhân của con sán khủng nhiều năm, anh Đông lắc đầu lè lưỡi xin cạch những món tái sống.

Trường hợp của anh Vũ Đức Ánh trú tại Ninh Bình cũng tương tự. Anh Ánh đến khám ký sinh trùng, làm xét nghiệm elisa và trong phân có sán dây bò. Tuy nhiên, con sán của anh Ánh chỉ dài vài mét chưa đến hàng chục mét như của anh Đông.

Giáo sư Đề cho biết bệnh nhân bị sán dây bò đa số người đến khám là do phát hiện có đốt sán chui ra từ hậu môn. Khi đó, con sán đã trưởng thành, chia đốt. Khác với các loài sán khác, sán dây bò chia đốt và có thể tự chui ra ngoài hậu môn.

Thậm chí, có trường hợp cháu bé vài tuổi ngồi xổm cũng bị sán dây bò chui ra.


Phở bò tái - món ăn rước sán.

Phở bò tái - món ăn rước sán.

Sán dây bò lây thế nào?

Sán dây bò có tên là taenia saginata dài khoảng 2 đến 12 mét gồm 1.000 - 2.000 đốt, đầu không có chìu và không có vòng móc, có 4 giác bám tử cung chia làm 12 - 32 nhánh.

Đốt già rụng và chủ động bò ra ngoài hậu môn hoặc theo phân nhưng còn di động, chun giãn. Vật chủ trung gian là trâu, bò.

Nang ấu trùng sán dây bò hình bầu dục, màu hồng chứa dịch màu đỏ và đầu sán với 4 giác bám không có vòng móc. Nang ấy trùng sán dây bò không ký sinh ở người.

Người ăn phải ấu trùng sán dây bò trong thịt trâu, thịt bò ấu trùng vào dạ dày, ruột non, đoạn cổ sinh đốt mới và thành chuỗi đốt sán và thành sán trưởng thành sau khoảng 3 tháng. Giáo sư Đề cho biết tuổi thọ của sán dải bò khoảng 25 năm.

Khi bò ra ngoài, mỗi đốt sán chứa khoảng 50 - 80 nghìn trứng. Sán này ra môi trường bị phân hủy, giải phóng trứng, trứng tồn tại trong môi trường từ vài tuần đến hàng tháng.

Trâu bò ăn phải trứng, trứng vào dạ dày và ruột non, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng thường xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu hay bạch huyết và di chuyển đến ký sinh ở các cơ vân, cơ tim, hiếm khi ở mỡ, phủ tạng.

Tạc hại của sán dây bò cũng như các loại sán dây khác, khi sán dây trưởng thành chiếm thức ăn, gây kém hấp thu rối loạn tiêu hóa và nhiễm độc thần kinh.

Các sản phẩm chuyển hóa của sán dây gây độc cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, cơ quan tạo máu, hệ thần kinh, tuyến nội.ngoại tiết. Tại chỗ sán dây gây đung bụng, có thể bán tắc ruột.

Phòng ngừa sán dây bò, giáo sư Đề cho biết chỉ cần thực hiện ăn chín, uống sôi không ăn thịt bò, thịt trâu tái. Khi có biểu hiện của sán cần đi khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.