Dấu hiệu sớm nhận biết đột quỵ

Đột quỵ là sự ngưng trệ đột ngột dòng máu lên não khiến các các tế bào não bộ ngừng hoạt động. Đột quỵ có thể gây mất cảm giác nửa người, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đột quỵ là sự ngưng trệ đột ngột dòng máu lên não khiến các các tế bào não bộ ngừng hoạt động. Đột quỵ có thể gây mất cảm giác nửa người, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Do đó tìm hiểu nguy cơ và đẩy lùi bệnh có vai trò quan trọng. Vậy những ai dễ bị đột quỵ? Để tránh nguy cơ đột quỵ phải làm gì?

3 dấu hiệu cảnh báo

Đột quỵ là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong cao sau tim mạch và ung thư.Vì vậy, việc phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ có vai trò quan trọng giúp giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Khuôn mặt mất cân xứng cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Để có thể phát hiện sớm đột quỵ có thể dựa vào các biểu hiện như:

Mặt: Quan sát khuôn mặt người bệnh sẽ thấy thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu thường rũ xuống, khi cười hoặc nói sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

Tay: Người bệnh có cảm giác tê mỏi tay, khó khăn trong thực hiện các thao tác ngay cả trong những hoạt động sinh hoạt quen thuộc hàng ngày, ngoài tay chân có có dấu hiệu như đi lại khó khăn và nặng nền hơn bình thường, dễ bị vấp ngã không nhấc chân lên được,…

Lời nói: Giọng nói rít và ngọng bất thường, môi, lưỡi bị tê cứng, nói chậm, nói không rõ ràng và phải gắng sức khi nói.

Ngoài ra,người bệnh còn có biểu hiện bị rối loạn trí nhớ, không phân biệt được những gì đang xảy ra xung quanh; thị giác kém mắt mờ, ù tai.

Chẩn đoán đột quỵ như thế nào?

Khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường như đã nêu trên, cần đưa bệnh nhân đi khám càng sớm càng tốt, “khẩn trương” là nguyên tắc trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ.

Để chẩn đoán bệnh, ngoài việc theo dõi và căn cứ những biểu hiện lâm sàng do tắc mạch não hay do xuất huyết não, các bác sĩ cần phối hợp với các xét nghiệm cần thiết như X-quang sọ não, chụp CT não, cần thiết phải chụp cộng hưởng từ (MRI) não.

 Thiếu máu não đột ngột làm 1 phần não bị chết


Những ai dễ bị đột quỵ?


Theo các chuyên gia y tế, đột quỵ có thể mắc ở bất kì ai và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những nhóm người sau đây có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn cả:

Người cao tuổi: Những người trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đột quỵ. Bởi ở người cao tuổi mọi chức năng sinh lý đã thuyên giảm, đặc biệt người cao tuổi còn có nguy cơ cao mắc một số bệnh mạn tính về tim mạch, tiểu đường, béo phì, bệnh rối loạn chuyển hóa - là những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường: Tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần làm bít tắc các mạch máu não gây ngừng trệ việc cung cấp máu lên não.

Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ: nhồi máu cơ tim hoặc bị cơn thiếu máu não thoáng qua.

Người hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân gián tiếp gây đột quỵ bởi khói thuốc làm tăng huyết áp dao động. Trong khi tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ.

Người béo phì: Béo phì là nguyên nhân gây các bệnh về tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipit máu. Do đó, béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ.


Tầm soát sớm để tránh nguy cơ đột quỵ

Một khi đã bị đột quỵ, việc điều trị vô cùng khó khăn, phức tạp.Và việc phục hồi chức năng sau đột quỵ cũng là một quá trình tập luyện lâu dài. Do đó, tầm soát sớm để ngăn chặn nguy cơ là cách để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ đột quỵ hữu hiệu nhất.

Mỗi người cần đi khám định kỳ để tầm soát chỉ số huyết áp, đường huyết và các thành phần mỡ máu.Các bác sĩ sẽ phát hiện và ngăn chặn tận gốc những yếu tố nguy cơ. Đồng thời cần thiết thay đổi lối sống, cách ăn uống khoa học, tránh ăn nhiều chất béo  để giảm cholesterol trong máu và giảm huyết áp. Không hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, tích cực vận động thể lực.

Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Bệnh viện Thu Cúc đã đẩy mạnh đầu tư hệ thống máy móc thiết bị y học hiện đại giúp tầm soát sớm các bệnh về tim mạch trong đó có đột quỵ như chụp X quang và hệ thống chụp cắt lớp CT 64 dãy.

Đặc biệt, trong tháng 5/2015 để giúp người dân được khám bệnh với các giáo sư chuyên ngành tim mạch, Bệnh viện Thu Cúc hỗ trợ 50% chi phí khám với giáo sư (tương đương 150.000đ) và 15% chi phí phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: contact@thucuchospital.vn
Liên hệ khám chữa bệnh: 04. 383. 55555 hoặc 1900 558896
Hotline: 0904 97 0909
Website: www.benhvienthucuc.vn

Minh Tuấn




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.