Đẩy lùi bệnh trĩ nhờ ‘Đông - Tây y kết hợp’

Theo đề tài nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, sự kết hợp giữa thuốc và thực phẩm chức năng mang lại hiệu quả, giúp cải thiện và phòng tránh tái phát bệnh trĩ. Chữa trĩ cách nào?

Theo đề tài nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, sự kết hợp giữa thuốc và thực phẩm chức năng mang lại hiệu quả, giúp cải thiện và phòng tránh tái phát bệnh trĩ.

Chữa trĩ cách nào?


Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Chẳng dễ chịu gì khi bệnh trĩ khiến chúng ta lúc nào cũng khó chịu ở vùng hậu môn, trực tràng, nhất là khi chúng gây biến chứng đau đớn, tắc mạch, sa búi trĩ, hoại tử, chảy máu kéo dài gây tình trạng thiếu máu.

Ở Việt Nam, tỷ lệ dân số bị mắc bệnh trĩ chiếm tới 50%, bao gồm các độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp đang phải chịu đựng sự khó chịu và biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Với y học hiện đại, bệnh nhân bị trĩ độ I, II và III thường có các biểu hiện lâm sàng là:

-    Đại tiện ra máu, đây là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết bệnh trĩ. Mới đầu là đi ngoài ra một vài giọt máu hoặc thành tia, thành vết bọc quanh phân. Máu tự ngừng chảy khi đại tiện xong
-    Sa lồi búi trĩ
-    Đau hậu môn
-    Ngứa hậu môn

Muốn điều trị trĩ ở mức độ I, độ II và III này,  y học hiện đại thường dùng các thuốc Daflon, Protolog… cho hiệu quả tốt.

Trong khi đó Y học cổ truyền cho rằng trĩ là chứng trong, ngoài hậu môn bị ứ huyết và mọc mụn kín ở trong hậu môn là trĩ nội, lồi ra ngoài là trĩ ngoại. Nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ theo y học cổ truyền là do cân mạch bị giãn rộng nên phát sinh ra bệnh trĩ, không đơn giản cục bộ mà còn do cơ thể âm dương, khí huyết không điều hòa.

Để điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền là phải giúp khí huyết lưu thông, cần phòng tránh thấp và nhiệt ở bệnh nhân trĩ.


Hiệu quả điều trị bệnh trĩ khi “Đông, Tây y kết hợp”
 
Không thể phủ nhận tác dụng điều trị bệnh trĩ của các loại thuốc y học hiện đại, nhưng cũng nhận thấy tác dụng hỗ trợ điều trị không hề nhỏ của y học cổ truyền, cụ thể là sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) An Trĩ Vương trên bệnh nhân trĩ độ I, II, III, TS.BS Lê Mạnh Cường, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương (YHCT TW) cùng với nhóm nghiên cứu của mình đã thực hiện đề tài nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trĩ khi kết hợp dùng “Đông - Tây y”.

Nghiên cứu đánh giá này được thực hiện trong 15 tháng với 60 bệnh nhân chia hai nhóm, nhóm nghiên cứu với 30 người sử dụng TPCN An Trĩ Vương và thuốc Daflon 500mg, nhóm đối chứng với 30 người, chỉ sử dụng thuốc Daflon 500mg.

Trong suốt quá trình thực hiện đánh giá này, cả hai nhóm đều được dặn dò chế độ ăn uống, thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, ăn nhiều rau củ quả, nhiều chất xơ, uống nhiều nước…

Theo đó, thời gian hết triệu chứng đau trung bình của nhóm nghiên cứu sử dụng đồng thời cả thuốc Daflon 500mg và TPCN An Trĩ Vương chỉ trong vòng tối đa 3 ngày, còn nhóm chứng chỉ sử dụng mình thuốc Daflon 500mg là hơn 5 ngày.

Với hiện tượng chảy máu, chỉ sau tối đa 4 ngày tình trạng này chấm dứt ở nhóm dùng đồng thời cả thuốc và TPCN An Trĩ Vương. Trong khi đó nhóm chỉ dùng mình thuốc lên tới 5,6 ngày mới hết hiện tượng chảy máu.

Cải thiện tình trạng táo bón ở nhóm dùng thuốc kết hợp TPCN An Trĩ Vương đạt 84%, còn nhóm đối chứng chỉ được 50%. Thời gian hết hẳn hiện tượng táo bón này ở nhóm nghiên cứu khoảng 4 ngày, còn nhóm đối chứng kéo dài tới 10 ngày.

Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân giảm tình trạng sưng nề, xung huyết búi trĩ, giảm thể tích khối trĩ sau thời gian điều trị theo liệu trình ở nhóm dùng thuốc và TPCN An Trĩ Vương lên tới 90%, còn nhóm đối chứng thấp hơn là 83%.

Thực tế, các bệnh nhân trên đều trong giai đoạn trĩ viêm cấp, ngoài làm tăng sức bền của mao mạch của thuốc Daflon còn có thêm tác dụng hỗ trợ của TPCN An Trĩ Vương mà trong thành phần có Cao Đương Quy là một vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, Diếp cá, Rutin, Meriva và Magie Carbonat. Theo quan điểm của y học cổ truyền thì hoạt huyết có tác dụng giúp thông kinh lạc, giảm tình trạng viêm, sưng nề xung huyết của các búi trĩ do cải thiện tình trạng đau tức hậu môn và làm giảm thể tích khối trĩ của bệnh nhân.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử:  suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.


Doãn Phong  



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.