Dịch sởi chưa qua, sốt xuất huyết, tay chân miệng rình rập

Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát thời điểm giao mùa, ngày 5/5, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè.

Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát thời điểm giao mùa, ngày 5/5, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè.

Ảnh minh họa

Với 37 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) từ đầu năm đến nay cùng chu kỳ 5 năm lặp lại dịch một lần, Hà Nội đang đối mặt nguy cơ bùng phát dịch SXH. Trong khi đó dịch sởi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mạnh, bệnh tay chân miệng nguy cơ lây nhiễm cao vì chưa có vắc-xin phòng bệnh...

Tháng 6, tăng bệnh nhân mắc tay chân miệng

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, mặc dù so với cùng kỳ năm 2013 số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng giảm 41,6% nhưng với điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus như hiện nay, cộng với chưa có vắc-xin phòng bệnh, dự tính tháng 6 số ca bệnh tay chân miệng (TCM) sẽ gia tăng. Tại Hà Nội, tính đến ngày 4/5 đã có 192 ca mắc TCM tại 26/30 quận huyện.

PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư) cho biết, thời gian qua tiếp nhận nhiều ca bệnh TCM nhưng ở thể nhẹ nên bác sĩ khám, cho thuốc và tư vấn chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Để hạn chế lây lan bệnh TCM, theo ông Cảm, ngành y tế Hà Nội sẽ triển khai một loạt các biện pháp phòng bệnh…

Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết theo chu kỳ

Theo thông báo của Bộ Y tế, 4 tháng đầu năm 2014, số mắc SXH giảm so với cùng kỳ năm 2013 ở 3 khu vực miền Nam, Tây Nguyên và miền Trung. Tuy nhiên, số mắc có xu hướng tăng trong các tuần gần đây tại miền Nam và tăng 13% so với cùng kỳ 2013 ở khu vực miền Bắc. Số mắc ở miền Bắc chủ yếu tập trung ở Hà Nội (52%) và Thái Bình (34%). Tính đến 5/5, Hà Nội ghi nhận 37 trường hợp mắc SXH. Số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2013 (2013 có 56 ca và 6 ổ dịch), bệnh nhân xuất hiện tại 47% quận, huyện và 5% xã phường.

Ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết, năm 2009 có đỉnh dịch SXH. Theo chu kỳ của dịch là 5 năm 1 lần thì có khả năng số mắc SXH năm nay sẽ tăng. Đáng lo nhất là hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh SXH cũng như chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này.

Vẫn còn tử vong do sởi

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc sở Y tế Hà Nội cho biết, sẽ tiếp tục có bệnh nhân tử vong do sởi vì tại Bệnh viện Nhi T.Ư hiện vẫn điều trị cho 10 bệnh nhi sởi nặng đang thở máy dài ngày. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, TS Bùi Vũ Huy cho hay, còn 33 bệnh nhi sởi điều trị, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng. Tới thời điểm hiện nay, tại Hà Nội đã có trên 4.000 ca sốt phát ban nghi sởi với khoảng trên 1.500 ca dương tính. Công tác tiêm vét vắc-xin sởi vẫn tiếp tục được triển khai. Thống kê đến ngày 5/5, Hà Nội đã tiêm vét vắc-xin cho 98,3% cho trẻ em trong độ tuổi cần tiêm.


Dịch sởi 2014: Cách nhận biết sớm và điều trị bệnh sởi cho trẻ

Theo Thái Hà (Tiền Phong)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.