Điếc đột ngột – căn bệnh nhiều người chưa lường hết

Điếc đột ngột do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Tuy nhiên, nhiều người không biết nên khi đến bệnh viện đã quá trễ, dẫn đến việc điều trị khó khăn.

Điếc đột ngột là bệnh không mới nhưng có xu hướng gia tăng trong thời đại hiện nay. 

Bất ngờ vì tự dưng bị điếc

Một buổi trưa ngủ dậy, mẹ chồng chị Lan, 64 tuổi(Gia Lâm – Hà Nội)  bị xây xẩm mặt mày, chóng mặt không ngồi dậy được, người tự nhiên kiệt sức dẫn đến ngất xỉu. Mọi người trong nhà thấy thế vội vàng bế đi cấp cứu.
 
Sau khi được cấp cứu, bác gái đã ngồi dậy được nhưng lại phát hiện ra một điều là tai bên phải không nghe rõ. Ngươi nhà bác rất ngạc nhiên và cho rằng bác chỉ bị u tai vì bác không bị thủng màng nhĩ và hoa mắt, chóng mặt do tiền đình. Sau khi được đưa đến Bệnh viện Tai mũi họng TW, bác được chẩn đoán bị điếc đột ngột cấp độ 4 (nặng) và cần cấp cứu ngay lập tức.

Hay trường hợp bé Phạm Mai Anh, 5 tuổi, con chị Hường (Thanh Hóa) được phát hiện bị điếc đột ngột sau một ngày đi học mẫu giáo về. Theo chia sẻ của chị Hường thì hôm đó, sau khi đi học mẫu giáo về, con gái chị có biểu hiện mệt mỏi, mẹ hỏi cũng không trả lời trong khi ngay thường cháu rất "nhanh mồm miệng". Hỏi đến câu thứ 5 không thấy bé nhúc nhích, kể cả khi mẹ quát rất to, chị Hường lo sợ con bị làm sao nên vội vàng đưa con đi khám. Lúc này chị mới biết con bị điếc đột ngột cấp độ 2 do sự vận chuyển máu đến nuôi ốc tai không tốt. May gia đình đưa đến khám kịp thời nên cháu bé được nhập viện ngay để điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Hậu, Bệnh viện 103, bệnh điếc đột ngột là một dạng điếc thần kinh giác quan xảy ra một cách đột ngột từ vài giờ đến vài ngày. Bệnh do sự vận chuyển máu đến nuôi ốc tai không thuận lợi.  

Có rất nhiều nguyên nhân chính gây ra bệnh chưa được xác định nhưng có thể do một số tác nhân sau: siêu vi trùng, rối loạn vi tuần hoàn tai trong, do bệnh tự miễn, khối u thần kinh thính giác, nhiễm độc hay căng thẳng thần kinh, stress kéo dài; Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, cao huyết áp, biến chứng của cảm cúm, sốt siêu vi, bị ngã, chấn thương thần kinh thính giác; Do tiếng ồn (tác động thường xuyên của tiếng ồn hoặc kích thích âm thanh quá lớn): âm thanh trong vũ trường, tiếng còi ô tô, tiếng máy móc ở các khu công nghiệp; Do thay đổi áp lực quá đột ngột: hắt hơi, ho mạnh, đang nằm vùng dậy nhanh, do lặn sâu; do nghiện rượu…

Vì đây là bệnh mang tính cấp cứu nên việc điều trị phải được tiến hành ngay khi phát hiện mắc bệnh. Do xảy ra đột ngột, không có triệu chứng báo trước nên đa phần bệnh nhân tới bệnh viện trễ khiến viêc điều trị gặp nhiều khó khăn. Vì thế khi dấu hiệu  ngủ một đêm, sáng dậy cảm thấy chóng mặt, ù tai như ve kêu như có tiếng sóng vỗ hoặc như cối xay lúa trong tai. Tiếng kêu nhiều hay ít tùy mức độ bệnh. Sau đó bệnh nhân sẽ giảm thính lực rồi điếc, điếc nhiều hay ít tùy mức độ nặng hay nhẹ. Hoặc đang nghe tivi tự dưng không nghe thấy nữa hoặc bỗng nhiên âm thanh giảm đi. Ù tai này khác với ù tai khi đi máy bay, sau khi hỉ mũi mạnh thì người bệnh cần lập tức đến bệnh viện để khám.

Để điều trị bệnh điếc đột ngột bác sĩ dựa trên căn cứ lâm sàng tăng cường việc lưu thông máu, điều trị viêm nhiễm, dùng thuốc kháng viêm Corticoides, thuốc dãn mạch, thuốc chống siêu vi trùng, tăng lượng ôxy ở tai trong, dùng thuốc kích thích vùng thần kinh thính giác, phẫu thuật lấy bỏ u thần kinh thính giác…

Điếc đột ngột – căn bệnh nhiều người chưa lường hết 1
Điếc đột ngột là bệnh không mới nhưng có xu hướng gia tăng trong thời đại hiện nay. Ảnh minh họa


Bất kì ai cũng cần phòng bệnh điếc đột ngột

Để phòng tránh bệnh điếc đột ngột, bạn cần tuyệt đối không để bị chấn thương ở vùng đầu (tai); không lấy ráy tai bằng dụng cụ chung hoặc đưa vật lạ vào tai vì dễ gây viêm nhiễm và tổn thương cho tai; Tránh stress, cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; tránh những nơi có tiếng ồn lớn; Hạn chế nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát âm thanh.

Giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, mang khẩu trang có hoạt tính bảo vệ khi ra đường, tránh những nơi có nguy cơ dễ lây bệnh siêu vi; Ăn uống đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, hạn chế rượu, bia, thuốc lá…  cũng là những việc cần thiết phải làm để bảo vệ thính giác của bạn. Khi phát hiện mắc bệnh, phải đến bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng trong vòng 24 giờ để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.

Những người bị bệnh nội khoa (tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tĩnh mạch...), các bệnh viêm nhiễm siêu vi nên điều trị tích cực và nghỉ ngơi. Không dùng các chất độc hại (thuốc lá, rượu bia, chất kích thích...).

Chúng ta cần tránh không để những trạng thái cảm xúc lên quá mức (giận dữ, bực tức...), tránh làm việc trong tiếng ồn lớn quá nhiều. Đang làm việc căng thẳng, đang bị bệnh nhiễm siêu vi hay vừa trải qua cú sốc về tình cảm... mà bị ù tai (có người kèm theo chóng mặt), giảm thính lực đột ngột phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt”.

Trước đây bệnh thường xảy ra ở tuổi trưởng thành và người lớn nhưng giờ có cả trẻ nhỏ. Có cả 6-7 tuổi đã bị điếc đột ngột. Phát hiện bệnh điếc đột ngột ở trẻ em thường khó hơn người lớn.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.