Đồ bổ có thật sự bổ?

Một số người có thói quen tự mua đồ bổ để tẩm bổ cho mình và người thân bất chấp giá tiền cao và mất nhiều công sức. Đồ bổ cũng là thuốc, cần có kiến thức trước khi dùng nếu không sẽ lợi bất cập hại.

Một số người có thói quen tựmua đồ bổ để tẩm bổ cho mình và người thân bất chấp giá tiền cao và mấtnhiều công sức. Đồ bổ cũng là thuốc, cần có kiến thức trước khi dùng nếukhông sẽ lợi bất cập hại.

Đồ bổ là thuật ngữ phổ biếndùng để chỉ các loại thực phẩm thuộc nhóm bổ dưỡng, quý hiếm như yến sào, vicá, nhung hươu… ngày xưa chỉ dành cho vua chúa, nhưng nay không chỉ giớithượng lưu mà bất cứ ai có tiền đều có thề sử dụng.

Các món này, mặc dù hiện vẫncòn đắt tiền và hiếm có, nhưng do công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩmđã phát triển khá cao, phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm tràn ngậptrên internet… việc tìm mua và sử dụng chúng trong người dân đã phổ biếnhơn.

Đó là chưa kể việc sản xuấthàng gian, hàng giả không đúng chất lượng cũng góp phần làm hạ giá thành vàlàm cho thực phẩm này có vẻ thông dụng hơn.

Với yến sào ngân nhĩ chẳnghạn, hiện chúng ta có thể dễ tìm thấy ở các nhà hàng, khách sạn lớn, đã cócông ty sản xuất và phân phối yến sào với nhiều chi nhánh, đại lý trong cảnước, giá cả thay đổi tùy loại từ cao đến… rất cao (vài trăm ngàn cho đếnvài triệu đồng cho 100gr yến).

Nhung hươu, nai

Đồ bổ có thật sự bổ? Đồ bổ có thật sự bổ?
Nhung hươu Vi cá

Nhung hươu, nai là sừng củahươu đực hay nai đực. Hằng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùaxuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông,sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạchmáu.

Nhung có thể chưa phân nhánhhoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, cònngắn, bên dài bên ngắn). Huyết nhung và nhung yên ngựa là quý nhất. Nhungcắt xong cần chế biến ngay, để lâu sẽ thối rữa. Thành phần hóa học của nhunghươu nai gồm: can-xi carbonate, can-xi phosphas, chất keo, protid, kích tố(testosteron, pentocrin...), acid amin (hơn 17 loại).

Theo tây y, nhung hươu giúptăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt,lợi niệu và tăng nhu động dạ dày - ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid...Liều mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giậthay đông huyết. Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng sinh tinh,bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vôsinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ... bồi bổ cho trẻ em chậmlớn, còi xương… Từ lâu, các lương y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vịthuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp…

Vi cá

Vi cá mập có thể được tìmthấy tại các tiệm thuốc đông y ở dạng vi cá khô với giá khoảng 80-120USD/hộp, dùng nấu súp hoặc tiềm được gọi tên là cực phẩm phân gian do đắttiền. Trong sụn vi cá mập giàu glucosamine và chondroitin, có tác dụng kíchthích tế bào sụn sản xuất proteoglycans và collagen; ức chế các men phá hủysụn; cung cấp dinh dưỡng, giúp tạo dịch khớp và tái tạo sụn khớp...

Chondroitin được ghi nhận cóchứa chất “ức chế quá trình tạo mạch máu mới” (angiogenesis) của khối u ungthư, ngăn các tế bào ung thư không sinh sản và tăng trưởng nên có giả thuyếtdùng hợp chất này trong phòng ngừa ung thư.

Chất chondroitin trong sụn cámập cũng giúp bảo vệ xương khớp (trong cơ thể người, chondroitin có trongsụn khớp). Chất chondroitin góp phần nuôi dưỡng các tế bào của giác mạc mắt,tái tạo lớp giác mạc giúp mắt không bị khô do chondroitin cũng có trong giácmạc mắt con người. Do đó, chất chondroitin từ sụn vi cá mập được tách chiếtvà dùng rộng rãi là một thành phần trong các loại thuốc điều trị mắt.

Yến sào

Đồ bổ có thật sự bổ?

Thành phần yến sào là hợpchất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Yến sào có 18 loại acid amin,một số có hàm lượng rất cao như aspartic acid, serine, tyrosine,Phenylalanine, valine, arginine, leucine... Đặc biệt, acid syalic với hàmlượng 8,6% và tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng cáctổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồngcầu. Giàu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ai nên hạn chế dùng đồ bổ?

Nhung hươu, nai tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không được dùng là: người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm…

Có một số người tuổi cao, thấy sức yếu, muốn “bổ” mau đã mua và sử dụng yến sào mỗi ngày và liên tục mấy ngày liền, hậu quả là cơ thể không thể tiêu hóa nổi, khó chịu, bụng đầy chướng và mấy ngày liền không thể ăn cơm. Đó là do lượng đạm khá cao trong yến.

Người lớn tuổi gan thận yếu, người có bệnh gan, bệnh thận, đái tháo đường… cần chú ý không ăn quá nhiều đạm. Đối với người khỏe mạnh hoặc trẻ em có thể thỉnh thoảng dùng yến sào như một thực phẩm cung cấp chất đạm. Không nên ăn một lúc nhiều hơn 100gr yến và cũng không cần ăn thường xuyên mà nên thay đổi với các thức ăn giàu đạm khác như thịt, cá, trứng, sữa, đậu hũ…

Khi ăn một thực phẩm lạ, hãy “lắng nghe cơ thể của mình” để đoán biết sự thích hợp của thực phẩm ra sao. Dinh dưỡng hợp lý là ăn gì cũng chừng mực, vừa đủ.

Theo BS. Đào Thị Yến Thủy
Đồ bổ có thật sự bổ?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.