“Đọc vị” váng sữa qua nhãn sản phẩm

Đọc kỹ thành phần, hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm váng sữa sẽ giúp phụ huynh biết chính xác váng sữa nào phù hợp và đặc biệt an toàn cho con mình.

Đọc kỹ thành phần, hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm váng sữa sẽ giúp phụ huynh biết chính xác váng sữa nào phù hợp và đặc biệt an toàn cho con mình.

Thành phần chính của váng sữa “xịn”

Với các loại sản phẩm có thành phần chủ yếu là “sữa tươi nguyên chất”, “sữa nguyên kem” hoặc ghi chung chung là sữa với tỷ lệ sữa nguyên kem 50- 60%… thì chưa thể gọi là váng sữa được.

Váng sữa chuẩn cần phải được sản xuất 100% từ phần tinh túy nhất của sữa tươi nguyên chất. Và theo các chuyên gia ngành sữa, quy trình làm váng sữa khá phức tạp, phải cần một lượng sữa tươi rất lớn để sản xuất. Cụ thể, cứ từ 100kg sữa tươi qua quá trình dùng máy ly tâm xử lý chỉ thu về được 1,2kg váng sữa. Như vậy, để làm một hộp váng sữa 55g - gồm cả váng sữa và kem, các nhà sản xuất phải dùng đến 4,6kg sữa bò tươi nguyên chất.

Thành phần dinh dưỡng của váng sữa gồm có đạm, chất béo không bão hòa, các vitamin thiết yếu (A, E, B2, B12…), khoáng chất (canxi, kali, natri…), các nguyên tố vi lượng (i-ốt, sắt, kẽm...).

Thành phần chính của váng sữa “xịn”

Lưu ý các chất phụ gia tổng hợp

Nếu nhãn sản phẩm ghi thành phần váng sữa gồm có hương liệu tổng hợp, chất tạo màu tổng hợp, đường, bột bơ sữa, muối, chất tạo đông (gelatin)… thì phụ huynh cần hết sức lưu ý. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất phụ gia tổng hợp, nhân tạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt trong thời gian dài.

Chẳng hạn, nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ hấp thu phải phẩm màu tổng hợp có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng hệ thần kinh, khiến thần kinh xung động gấp bội. Hậu quả là trẻ trở nên quá hiếu động hoặc mắc bệnh đa động. Trong khi đó, gelatin công nghiệp là phụ phẩm không nên sử dụng trong các sản phẩm dành cho trẻ em vì có thể gây tác hại cho sức khỏe. Việc sử dụng bừa bãi các chất bảo quản lại gây ra các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư…

Độ tuổi nào nên sử dụng?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi. Cụ thể: với trẻ 6-10 tháng tuổi, nên cho dùng 20-55g/ngày (1/2 đến 1 hộp); trẻ 1-2 tuổi dùng 55-70g/ngày (1 đến 2 hộp); trẻ trên 2 tuổi có thể dùng 110g/ngày. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi trẻ, có thể điều chỉnh liều lượng ít nhiều cho phù hợp.

Váng sữa tuy là sản phẩm có nhiều dưỡng chất nhưng chỉ là thực phẩm bổ sung nên không thể dùng thay thế các bữa ăn chính của bé và phù hợp với trẻ suy dinh dưỡng, ốm dậy.

Những trẻ không nên dùng váng sữa là trẻ dưới sáu tháng tuổi, trẻ bị thừa cân, béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, dị ứng với sữa bò… do chứa hàm lượng đạm, chất béo có lợi cao.

“Đọc vị” váng sữa qua nhãn sản phẩm

Đọc kỹ thành phần, hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm váng sữa sẽ giúp phụ huynh biết chính xác váng sữa nào phù hợp và đặc biệt an toàn cho con mình.

Thành phần chính của váng sữa “xịn”

Với các loại sản phẩm có thành phần chủ yếu là “sữa tươi nguyên chất”, “sữa nguyên kem” hoặc ghi chung chung là sữa với tỷ lệ sữa nguyên kem 50- 60%… thì chưa thể gọi là váng sữa được.

Váng sữa chuẩn cần phải được sản xuất 100% từ phần tinh túy nhất của sữa tươi nguyên chất. Và theo các chuyên gia ngành sữa, quy trình làm váng sữa khá phức tạp, phải cần một lượng sữa tươi rất lớn để sản xuất. Cụ thể, cứ từ 100kg sữa tươi qua quá trình dùng máy ly tâm xử lý chỉ thu về được 1,2kg váng sữa. Như vậy, để làm một hộp váng sữa 55g - gồm cả váng sữa và kem, các nhà sản xuất phải dùng đến 4,6kg sữa bò tươi nguyên chất.

Thành phần dinh dưỡng của váng sữa gồm có đạm, chất béo không bão hòa, các vitamin thiết yếu (A, E, B2, B12…), khoáng chất (canxi, kali, natri…), các nguyên tố vi lượng (i-ốt, sắt, kẽm...).

Lưu ý các chất phụ gia tổng hợp

Nếu nhãn sản phẩm ghi thành phần váng sữa gồm có hương liệu tổng hợp, chất tạo màu tổng hợp, đường, bột bơ sữa, muối, chất tạo đông (gelatin)… thì phụ huynh cần hết sức lưu ý. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất phụ gia tổng hợp, nhân tạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt trong thời gian dài.

Chẳng hạn, nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ hấp thu phải phẩm màu tổng hợp có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng hệ thần kinh, khiến thần kinh xung động gấp bội. Hậu quả là trẻ trở nên quá hiếu động hoặc mắc bệnh đa động. Trong khi đó, gelatin công nghiệp là phụ phẩm không nên sử dụng trong các sản phẩm dành cho trẻ em vì có thể gây tác hại cho sức khỏe. Việc sử dụng bừa bãi các chất bảo quản lại gây ra các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư…

Độ tuổi nào nên sử dụng?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi. Cụ thể: với trẻ 6-10 tháng tuổi, nên cho dùng 20-55g/ngày (1/2 đến 1 hộp); trẻ 1-2 tuổi dùng 55-70g/ngày (1 đến 2 hộp); trẻ trên 2 tuổi có thể dùng 110g/ngày. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi trẻ, có thể điều chỉnh liều lượng ít nhiều cho phù hợp.

Váng sữa tuy là sản phẩm có nhiều dưỡng chất nhưng chỉ là thực phẩm bổ sung nên không thể dùng thay thế các bữa ăn chính của bé và phù hợp với trẻ suy dinh dưỡng, ốm dậy.

Những trẻ không nên dùng váng sữa là trẻ dưới sáu tháng tuổi, trẻ bị thừa cân, béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, dị ứng với sữa bò… do chứa hàm lượng đạm, chất béo có lợi cao.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.