Du lịch an toàn cho người bệnh đái tháo đường

Mùa hè là thời gian lý tưởng để đi du lịch, nhưng với bệnh nhân đái tháo đường, làm thế nào để tìm được cảm giác thư giãn, thoải mái khi luôn gặp phải những vấn đề rắc rối trong ăn uống và hạ đường huyết?

Mùa hè là thời gian lý tưởng để đi du lịch, nhưngvới bệnh nhân đái tháo đường, làm thế nào để tìm được cảm giác thư giãn, thoảimái khi luôn gặp phải những vấn đề rắc rối trong ăn uống và hạ đường huyết?

Để chuẩn bị một chuyến đi vừa an toàn, vừa vui vẻcho bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), BS. Trần Văn Hai, BV Chợ Rẫy có vài lờikhuyên sau:

Du lịch an toàn cho người bệnh đái tháo đường
Ảnh minh họa
Trước và khi đi đường:

Người bệnh nên tìm chỗ ngồi thoải mái, tránh say tàuxe, ngồi nơi ít sốc. Hướng nhìn khi ngồi trên xe cũng quan trọng không kém, nênnhìn phong cảnh đằng xa, tránh ngồi quay đầu về phía sau, không nên nhìn cố địnhvào sóng hay các vật di động. Trước khi đi, bệnh nhân cần lưu ý ăn nhẹ và dùngthuốc say xe trước một giờ, hạn chế sử dụng các nước uống có gas.

Nếu bệnh nhân đi máy bay, nênngồi ở ghế ngang mức cánh máy bay để hạn chế sốc khi hạ cánh. Lúc máy bay hạcánh, ngậm một viên kẹo, thở mạnh qua mũi và ngậm miệng, đầu ngửa ra sau, khôngchéo chân để tránh hạ huyết áp.

Trong chuyến đi:

Mang đầy đủ thuốc men và dụng cụthử đường huyết. Thuốc viên hạ đường huyết, insulin dạng chích nên để nơi mát,tránh đặt nơi quá nóng hay quá lạnh.

Một số thuốc chống say tàu xe, hạsốt, giảm đau, trị tiêu chảy cũng cần mang theo vì cơ thể dễ phản ứng khi thayđổi môi trường. Lưu ý việc cất giữ thuốc, cần chia hai túi khác nhau phòng khithất lạc.

Một túi thuốc luôn mang bên mìnhđể khi cần có sử dụng ngay. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên mang theo Glucagon(thuốc tăng đường huyết) phòng khi có triệu chứng hạ đường huyết nặng xảy ra.

Nếu tiêm insulin trên máy bay,bệnh nhân phải chú ý chuẩn bị ống tiêm. Ống tiêm cần chứa 1/2 lượng khí mà bệnhnhân vẫn thường tiêm vì áp lực không khí trong máy bay thấp hơn dưới mặt đất.

Ở nơi đến khác múi giờ Việt Nam,có thể điều chỉnh thời điểm và liều lượng tiêm insulin cho phù hợp.

Khi đi du lịch bệnh nhân có thểvận động nhiều hơn, ăn uống nhiều hơn lúc ở nhà. Vì vậy cần thử đường huyếtthường xuyên trong những ngày đầu để điều chỉnh chế độ ăn và liều thuốc cho phùhợp. Thời tiết cũng sẽ ảnh hường đến kết quả của việc thử đường huyết. Nhiệt độcao thì chỉ số đường huyết cao và ngược lại, nhiệt độ thấp thì chỉ số đườnghuyết thấp so với kết quả thực tế.

Nếu chuyến đi đòi hỏi hoạt độngthể lực như đi bộ đường dài, đi xe đạp, người bệnh cần có kế hoạch kiểm soátđường huyết tốt. ĐTĐ type 1 phải thử ceton khi đường máu cao quá 240 mg/dl. Khiluyện tập sẽ làm giảm đường máu, nên phải giảm liều insulin và tăng thêm bữa ănphụ.

Không nên ăn quá nhiều trong mộtbữa, dùng khẩu phần ăn có lợi cho sức khỏe (ít mỡ, nhiều chất xơ), không thửnhững thức ăn lạ. Nếu bữa ăn gồm nhiều món ăn nhẹ kéo dài trên một giờ khi đãtiêm insulin thì nên dùng món phụ như một quả cam, chuối khô, bánh… để tránh hạđường huyết. Tham khảo và học cách tính lượng mỡ, đường, đạm từ các bảng thựcphẩm tương đương với bữa ăn quen thuộc hằng ngày để chọn lựa thức ăn thích hợp.

Những trường hợp không nên đi du lịch::

- Không tuân thủ chế độ ăn kiêng.

- Bệnh nhân điều trị insulin không có khả năng tự chăm sóc hoặc khó dùng thuốc.

- Bệnh nhân ĐTĐ không ổn định phải dùng thuốc liều cao so với thông thường

- Bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng võng mạc mắt, huyết áp cao, cơn đau thắt tim…

Theo Nhật Thương
Phụ nữ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.