Đừng đòi... truyền dịch

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”.

Một số người khi khám chữa bệnhcứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnhtật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xintruyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”.

Thời gian gần đây đã có rấtnhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyềndịch.

Tác hại của việc truyền dịchtùy tiện

Rõ ràng với các tác dụng dùngtrong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trườnghợp bệnh nặng cần được cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uốngthuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền, dùng loại dịch truyền nào sẽ tùyvào từng trường hợp bệnh cụ thể, với liều lượng truyền vào trong cơ thể sẽ đượccân nhắc tính toán cho từng người, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phảiloại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào.

Đừng đòi... truyền dịch

Không phải lúc nào truyền dịch cũng là tốt

Điều đặc biệt lưu ý là khi truyềndịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều cũng có thể xảy ra các tai biến, đôi khirất trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuấtphát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như: HIV/ AIDS, viêm gan siêuvi B, C… đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyềndịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thứđến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải,các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa gây các hiện tượng phùở tim, thận…

Đặc biệt, dịch truyền có thể gâyphản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như: hiện tượng sốt run hoặc gây sốcdịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịchtruyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyềndịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xửlý kịp thời.

Trẻ em có ngoại lệ?

Trẻ em cũng là đối tượng mà mộtsố bậc phụ huynh cũng thường nài nỉ cho vô dịch truyền. Chỉ khi bị sốt xuấthuyết loại nặng, có tình trạng thất thoát nước từ máu trong cơ thể thì bác sĩmới chỉ định vô dịch truyền. Còn nếu chỉ bị sốt thông thường chưa rõ nguyên nhânmà vội truyền dịch là rất sai. Có trường hợp đặc biệt cần phải kể là đối với trẻtuy không được mập mạp như một số trẻ cùng trang lứa khác nhưng sức khỏe bìnhthường không đau yếu gì, ăn uống vẫn tốt, thế mà phụ huynh lại tìm cách tiêmtruyền loại dịch truyền với mục đích à để khỏe hơn, mập mạp hơn thì rất nguyhiểm. Truyền dịch như thế chỉ lãng phí, vì thật ra đối với trẻ bình thường (xinđừng có quan niệm trẻ mập mạp là đồng nghĩa với khỏe mạnh), dịch truyền chẳng cótác dụng gọi là “khỏe hơn, mập mạp hơn” mà trẻ được tiêm luôn luôn có nguy cơ bịcác tai biến đã kể ở trên do tiêm truyền gây ra.

Nên lưu ý, chỉ có bác sĩ mới làngười có thẩm quyền nhất trong việc quyết định có nên truyền dịch hay không. Vàthông thường, chỉ khi nào không ăn uống được do bệnh, bác sĩ mới chỉ định chotiêm dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. Xin đừng tạo sức ép tâmlý đối với thầy thuốc để thầy thuốc cho dùng dịch truyền, trong khi xét về mặtkhách quan, việc truyền dịch như thế chưa thật sự cần thiết. Trong trường hợpcòn ăn uống được thì chế độ ăn thích hợp bao giờ cũng tốt hơn việc nuôi ăn bằngtiêm truyền, chứa nhiều nguy cơ tai biến.

Khi nào thì truyền dịch đúngyêu cầu điều trị?

Ta cần lưu ý, truyền dịch cónhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau: Dịch truyền cungcấp nước, các chất điện giải: dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chấtđiện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch“mặn” chứa muối natri clorid, hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tênringer lactat. Từ “nước biển” ban đầu được dùng chính để chỉ dung dịch mặn chứamuối natri clorid giống như nước biển nhưng về sau bà con ta dùng từ “nước biển”để gọi tất cả các dịch truyền khác.

Dung dịch tái lập cân bằng kiềmtoan: dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan (tức dư chất acid haycòn gọi “toan huyết”) hoặc thừa kiềm (tức dư chất base). Truyền dịch loại này sẽcó tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toanhuyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.

Dịch truyền cung cấp năng lượngvà chất dinh dưỡng: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn quađường tiêm tĩnh mạch và đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyềnloại này cung cấp các acid amin thiết yếu (là chất dinh dưỡng cơ bản lấy từ chấtđạm), các vitamin và chất khoáng, một số chất béo (như dầu đậu nành tinh lọcnhằm cung cấp năng lượng).

Dịch truyền thay thế máu: dùngtrong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịchkeo chứa các chất có phần tử lớn như dextran, có tác dụng tái lập khối lượngchất lỏng trong máu

Ngoài 4 loại dịch truyền kể trên,người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như thuốc kháng sinh để tiêm truyềntrong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, vì dùng kháng sinh dạng uống sẽ không hiệuquả.

Theo PGS.TS. Nguyễn HữuĐức
Đừng đòi... truyền dịch
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.