- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dược liệu ngoại: Hàng bẩn, hàng giả là chính
Kết quả kiểm tra định tính, định lượng và tạp chất đối với gần 400 mẫu dược liệu của Bộ Y tế cho biết, có đến 60% mẫu chưa đạt chất lượng theo Dược điển Việt Nam và 20% vị thuốc có sự nhầm lẫn giữa các loại, trộn lẫn hóa chất độc hại và hàm lượng hoạt chất đạt thấp.
Kết quả kiểm tra định tính, định lượng và tạp chất đối với gần 400 mẫu dược liệu của Bộ Y tế cho biết, có đến 60% mẫu chưa đạt chất lượng theo Dược điển Việt Nam và 20% vị thuốc có sự nhầm lẫn giữa các loại, trộn lẫn hóa chất độc hại và hàm lượng hoạt chất đạt thấp.
Những con số
đáng báo động về chất lượng dược liệu này cho thấy, nếu chỉ riêng ngành y tế
nỗ lực vào cuộc để làm "sạch" thị trường dược liệu thì rất khó khăn vì phần
lớn dược liệu nhập vào nước ta đều qua con đường tiểu ngạch. Do đó, rất cần
có sự phối hợp vào cuộc của cơ quan chức năng trong công tác quản lý chất
lượng dược liệu...
Nhiều thủ đoạn tinh vi làm giả dược liệu
Trong công bố của Bộ Y tế cho thấy, có 3 loại dược liệu nhập khẩu từ Trung
Quốc là bạch linh, thỏ ty tử và hồng hoa bị làm giả rất nhiều. Kết quả xét
nghiệm mẫu bạch linh cho thấy, 80% được làm từ cacbonat, thỏ ty tử được trộn
bằng xi-măng và hồng hoa được phát hiện có chất gây ung thư... thậm chí có
cả những hóa chất mà cơ quan kiểm nghiệm chưa phát hiện ra loại hóa chất đó
là gì.
Thuốc Đông dược được nhiều người ưa dùng, vì vậy nếu chất lượng dược liệu không bảo đảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh
TS. Trần Thị Hồng Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (YDCT), Bộ Y tế
cho biết, kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW gửi đến đã khiến
cả Vụ YDCT bất ngờ trong buổi giao ban. Bởi trước đây, nếu phát hiện bạch
linh giả, thử nghiệm cho vào nước sẽ tan nhanh chóng, nhưng giờ họ rất tinh
vi cho canxi cabonat vào để không tan trong nước. Trước đây (kết quả kiểm
nghiệm năm 2009) dược liệu thỏ thy tử có trộn bột xi-măng thì gần đây cơ
quan chức năng còn phát hiện các đối tượng kinh doanh, buôn bán dược liệu đã
trộn chất vô cơ khác. Đối với dược liệu hồng hoa nhuộm chất màu, khi vào cơ
thể, hóa chất sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Nguy hiểm hơn là gây tác
hại lâu dài như suy gan, suy thận, ung thư...
TS. Phương cũng cho biết thêm, nhiều dược liệu khác cũng bị làm giả là ô dược bằng rễ sim, giả ý dĩ bằng hạt cao lương hay hà thủ ô làm giả bằng thân rễ các loài thuộc chi smilax...; hay một số mẫu dược liệu đã được cơ sở kinh doanh cố tình nhuộm bằng thuốc nhuộm hay hóa chất độc hại để bảo quản lâu, đẹp như chất rhodaminB - một chất phẩm nhuộm màu công nghiệp đã có bằng chứng có thể gây ung thư cho cơ thể người đối với mẫu dược liệu đan sâm, câu kỷ tử, chi tử...
Tăng cường kiểm nghiệm chất lượng dược liệu
Theo PGS.TS.
Phạm Vũ Khánh - Vụ trưởng Vụ YDCT, qua kiểm tra chất lượng dược liệu, vị
thuốc y học cổ truyền (YHCT) tại một số bệnh viện y dược học cổ truyền và
khoa YHCT của các cơ sở KCB tại một số địa phương cho thấy, có nhiều vị
thuốc YHCT không đảm bảo chất lượng hiện đang được sử dụng để điều trị cho
bệnh nhân như: Nhóm 1 gồm một số vị thuốc có lẫn nhiều tạp chất như: bá tử
nhân, tế tân, viễn chí, hòe hoa, phòng phong, uy linh tiên, tần giao, kim
ngân hoa; Nhóm 2 gồm một số vị thuốc có mô tả đúng nhưng hàm lượng hoạt chất
thấp như: đảng sâm, hoàng cầm, khương hoạt, hà thủ ô đỏ, hoàng bá, đan sâm,
ngưu tất, nhục thung dung; Nhóm 3 gồm một số vị thuốc bị nhầm lẫn loài như:
dây đau xương, tang ký sinh, ý dĩ, thăng ma, hoàng kỳ; Nhóm 4 gồm một số vị
thuốc có trộn tạp chất, nhuộm màu và giả mạo: bạch linh, hoài sơn, thỏ ty
tử, hồng hoa.
Ngoài ra, còn một số vị thuốc sử dụng không đúng bộ phận dùng như: kim ngân
hoa (sử dụng kim ngân đằng), liên nhục (dùng nắp hạt sen), phục thần (dùng
bạch linh). Theo ông Khánh, những vị thuốc YHCT không đảm bảo chất lượng sử
dụng tại các cơ sở KCB tập trung chủ yếu vào các loại được sử dụng thường
xuyên và không có ở Việt Nam, phải nhập từ nước ngoài.
Trước thực trạng này, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc, Vụ YDCT -
Bộ Y tế đã có văn bản số 6133/BYT-YDCT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề
nghị tăng cường quản lý chất lượng dược liệu. Theo đó, Vụ YDCT đề nghị giám
đốc các Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở KCB bằng YHCT trên địa bàn tăng cường quản
lý chất lượng dược liệu, vị thuốc YHCT, kiểm soát chặt chẽ việc kiểm nhập
trước khi nhập kho.
Đối với 4 vị thuốc hồng hoa, bạch linh, thỏ ty tử, hoài sơn, các cơ sở KCB
bằng YHCT chỉ được sử dụng khi có kết quả kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất
lượng theo quy định của Dược điển Việt Nam IV. Đồng thời, Vụ YDCT cũng yêu
cầu các đơn vị cần khẩn trương kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc đông y
trong các cơ sở KCB trên địa bàn, chú trọng kiểm tra những vị thuốc nêu trên
và báo cáo kết quả về Bộ Y tế trước ngày 30/10/2012.
Theo SKĐS
-
Sức khỏe10 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe14 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe19 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe19 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe22 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe22 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.