Giãn tĩnh mạch chân: chớ xem nhẹ!

Vào tuổi xế chiều, đôi lúc bạn có cảm giác chân tê như có kiến bò, kiến cắn, nặng chân hoặc phát hiện trên hai bắp chân nổi nhiều gân xanh chằng chịt dưới da thì chớ bỏ qua.

Vào tuổi xế chiều, đôi lúcbạn có cảm giác chân tê như có kiến bò, kiến cắn, nặng chân hoặc phát hiệntrên hai bắp chân nổi nhiều gân xanh chằng chịt dưới da thì chớ bỏ qua.

Dấu hiệu trên cho thấy có thểbạn đã bị giãn tĩnh mạch chân. Đây là bệnh dễ phát hiện, dễ điều trị nhưngnếu chủ quan xem nhẹ có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

Giãn tĩnh mạch là biến chứngcủa suy van tĩnh mạch. Hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnhmạch sẽ làm cho thành của các tĩnh mạch bị yếu và giãn ra. Hệ thống tĩnhmạch ngoại biên của cơ thể con người bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâuvà tĩnh mạch xuyên có tác dụng nối hai tĩnh mạch nông và sâu lại với nhau.Ngoài giãn tĩnh mạch ở chân là phổ biến nhất, còn có thể gặp giãn tĩnh mạchở tay và ở các cơ quan nội tạng như: giãn tĩnh mạch gan gặp trong xơ gan,giãn tĩnh mạch lách gặp trong cường lách, giãn tĩnh mạch mạc treo ruột…

Giãn tĩnh mạch chân: chớ xem nhẹ!
Triệu chứng ban đầu của bệnh là tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, phù chân, chuột rút về đêm, đau chân và giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun ngoằn ngoèo màu xanh trên bắp chân và đù

Theo PGS-TS-BS Nguyễn HoàiNam - Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, yếu tố nguy cơ dẫn đến giãn tĩnhmạch là: di truyền (thường là mẹ truyền cho con gái), béo phì, đi giày caogót, mặc quần áo chật, đi hoặc đứng nhiều, làm việc trong môi trường nóng vàẩm thấp, sử dụng thuốc ngừa thai, có thai và sinh đẻ nhiều lần, tuổi cao...Đặc biệt, số người mắc bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nguyên nhânlà do tình trạng béo phì đang gia tăng ở lớp người trẻ.

Phụ nữ có nguy cơ bị giãntĩnh mạch cao hơn đàn ông vì hàm lượng nội tiết tố nữ (oestrogen) tăng caolàm suy thành tĩnh mạch, dễ hình thành cục máu đông và do quá trình thainghén (tử cung tăng kích thước, chèn ép lên thành tĩnh mạch). Theo mộtnghiên cứu tại TP.HCM, tần suất mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân ở những ngườitừ 50 tuổi trở lên là 44%, trong đó tỷ lệ ở nữ cao gấp ba lần nam.

Triệu chứng ban đầu của bệnhlà tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, phù chân, chuột rút về đêm, đau chânvà giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như nhữngcon giun ngoằn ngoèo màu xanh trên bắp chân và đùi. Nếu bệnh không được điềutrị, có thể làm thay đổi sắc tố da, sạm màu da chân, nặng hơn thì có nhữngvết loét trên da mà điều trị mãi không lành.

Biến chứng hay gặp nhất củagiãn tĩnh mạch nông là vỡ tĩnh mạch gây chảy máu nhiều và liên tục, có thểdẫn đến nhiễm trùng máu. Nguy hiểm nhất là tình trạng viêm tĩnh mạch và hìnhthành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, nhất là ở các tĩnh mạch sâu. Cụcmáu đông sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, cóthể tử vong chỉ trong vài phút...

Theo BS Hoài Nam, phương phápđiều trị cơ bản bệnh giãn tĩnh mạch chân tùy thuộc vào giai đoạn của bệnhnhư: sử dụng vớ áp lực, dùng thuốc tăng cường sức bền thành tĩnh mạch vàchống hiện tượng viêm của tĩnh mạch, chích xơ với các tĩnh mạch xuyên bịgiãn, sử dụng laser và sóng cao tần để triệt mạch với những tĩnh mạch lớn bịgiãn và có dòng trào ngược từ tĩnh mạch sâu qua tĩnh mạch nông và phẫu thuậtlấy đi tĩnh mạch bị giãn.

Ngoài ra, bệnh nhân cần cónhững thay đổi chế độ làm việc và sinh hoạt như: hạn chế đứng hoặc ngồi mộtchỗ quá lâu; tập đi bộ chậm hay bơi lội 30 phút mỗi ngày; không để tăngtrọng lượng cơ thể; chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin, nhất là vitamin C;không mặc đồ quá chật, không đi giày cao gót; nơi làm việc phải thoáng mát;gác chân cao hơn ngực khi ngủ; tăng cường vận động hô hấp, xoa bóp và ngâmchân trong nước ấm.

Theo Hà Nam
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.