Giao mùa: Cảnh giác với bệnh viêm tai giữa ở trẻ

“Viêm tai giữa là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường, tạo điều kiện cho vi rút phát triển nhanh, làm tăng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, kéo theo các bệnh về tai”, BS Đỗ Tuấn Hùng cho biết.

Viêm tai giữa là bệnh haygặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường, tạo điềukiện cho vi rút phát triển nhanh, làm tăng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, kéotheo các bệnh về tai”, BS Đỗ Tuấn Hùng cho biết.

Ở trẻ nhỏ, bệnh thường khởiphát sau khi bị cảm, viêm xoang, viêm amiđan, viêm hạnh nhân hầu… Khi cácnguyên nhân trên không được điều trị dứt điểm, tai trẻ sẽ chảy mủ (đây làđặc trưng nổi bật của bệnh).

Bệnh biến chứng do chủ quan

Cháu Hoàng Văn Công, 8 thángtuổi (Từ Liêm, Hà Nội) cấp cứu tại viện Tai mũi họng TƯ trong tình trạng bịviêm tai xương chũm cấp xuất ngoại sau tai trái. Mẹ bé - chị Thu Hoài chobiết: “Lúc đầu cháu chỉ bị viêm đường hô hấp trên, sau một đợt điều trịthuốc tôi nghĩ con khỏi rồi nên không để ý. Thời gian sau thấy cháu hay quấykhóc, bỏ ăn, tai có mùi… và đến khi cháu sốt cao co giật, đến viện mới biếtcháu bị viêm tai giữa biến chứng”.

Giao mùa: Cảnh giác với bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Cũng như bé Công, bé NguyễnThuỳ Trang, 2 tuổi (Thái Thuỵ, Thái Bình) nhập viện trong tình trạng viêmtai xương chũm cấp hai bên, biến chứng liệt mặt, phải nhập viện để mổ cấpcứu xương chũm trái và đặt ống thông khí hai bên. Mẹ bé Trang cho biết: “Dochủ quan, tôi nghĩ bị viêm tai giữa chỉ khi bị nước vào tai, mà khi tắm chocon tôi rất cẩn thận, không để nước vào tai cháu. Hơn nữa, tai cháu cũngkhông bị chảy mủ ra ngoài, tôi không ngờ đến tình huống này”.

Cần điều trị dứt điểm,không tự ý dùng thuốc

Trao đổi với chúng tôi, BS ĐỗTuấn Hùng, khoa Tai mũi họng bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Một số bà mẹbất ngờ khi thấy bác sĩ chẩn đoán con bị viêm tai giữa. Họ cho rằng khi cónước chảy vào tai thì mới bị viêm, và nếu bị viêm thì tai chảy mủ. Một sốgia đình không biết rằng viêm tai giữa là hậu quả của bệnh viêm đường hô hấptrên nên ngay cả khi không bị nước vào tai trẻ vẫn bị bệnh này”.

Cũng theo bác sĩ, biểu hiệncủa bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ bị viêm mũi họng vài ngày. Trẻ có thểbị sốt, ho, chảy mũi, tiêu chảy và đau tai (đây là một trong những biểu hiệnđặc trưng của bệnh viêm tai giữa).

“Khi thấy tai con bị chảy mủmột số bà mẹ nhét bông gòn hoặc rắc thuốc bột vào tai trẻ, làm mủ khôngthoát ra được, gây thủng màng nhĩ dẫn tới viêm màng não. Thuốc bột cũng làmtăng nguy cơ mủ chảy vào tai. Bệnh hay gặp nhất ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 12tháng tuổi. Khi bị viêm tai giữa, nếu trẻ không được điều trị dứt điểm hoặccha mẹ tự ý dùng thuốc không đúng cách, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng”. 

Viêm tai giữa chia làm 2 loại,viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa tiết dịch. Viêm tai giữa cấp biểu hiệnbằng sự đau tai dữ dội, trẻ quấy khóc không ngủ, có thể bị sốt, ói, ù tai,chóng mặt, sau đó trẻ bớt đau khi xuất hiện chảy mủ tai, thính lực bị giảm.Viêm tai giữa mãn: trẻ chảy mủ tai liên tục và giảm thính lực, thủng màngnhĩ...

Khi thấy trẻ có một trong cácbiểu hiện trên, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở chuyên khoa thăm khám và điềutrị, BS Đỗ Tuấn Hùng khuyến cáo.

Theo Dân Trí




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.