- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gừng trị bệnh tiết niệu, tê thấp
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc, đem lại hương vị cho món ăn, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng...
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc, đem lại hương vị cho món ăn, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng...
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc, đem lại hương vị cho món ăn, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng, còn là một dược liệu sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền từ xa xưa. Gừng chứa axit glutamic, glycine, serin, axit aspartic, zingiberol, aldehyde, chất cay zingeron, shogaola, tinh bột... có nhiều tác dụng dưỡng sinh và phòng trị cảm, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,... Sau đây là một số cách dùng gừng trị bệnh đường tiết niệu, tê thấp...
Bí tiểu: dùng gừng tươi 1 lát, ngải cứu 3-6g. Gừng đặt dưới rốn 4-5cm trên đặt lá ngải cứu đã hơ nóng, làm nhiều lần đi tiểu được. Hoặc dùng điếu ngải cứu đốt cháy như điếu thuốc rồi hơ nóng trên gừng.
Phù thũng do viêm thận: gừng tươi 50g, hành củ 7 củ, cá quả 1 con khoảng 500g, bí xanh 500g, đường phèn 250g, rễ cỏ tranh 500g, táo tàu 300g, chè tươi 200g, đường phèn 250g. Các vị thuốc cho vào nồi, đổ 1 lít rưỡi nước nấu sôi một lúc, gạn lấy nước bỏ bã, lại đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít. Cá quả làm sạch cho vào nồi đất, đổ nước thuốc vào, đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín nhừ, cho hành củ và đường phèn vào, chia làm 3 lần ăn hết cá và nước trong ngày.
Tiểu són: gừng tươi 6g, lá ngải cứu 20g, hồi hương 20g, nhân bạch quả (rang vàng thơm) 12g. Tất cả giã nhuyễn đắp vào bụng dưới, sau đó dùng điếu ngải cứu 2-3 lần. Ngày đắp thuốc 1 lần.
Liệt dương, sợ lạnh, đái dầm nhiều: gừng tươi 150g, thục phụ phiến 30g, thịt chó 1.000g, tỏi hành đủ dùng. Thục phụ phiến cho vào ấm đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 tiếng đồng hồ. Gừng tỏi hành rửa sạch thái nhỏ, tất cả cho vào ấm nước thục phụ phiến nấu chín nhừ. Chia nhiều lần ăn cả cái và nước.
Di tinh, liệt dương: gừng tươi 5 lát, cá chạch 400g, táo tàu 6 quả (bỏ hạt). Cá chạch làm sạch bỏ ruột cho vào nồi, cho gừng, táo tàu và nước ninh nhừu. Ăn cả cái và nước chia 2 lần. Ăn 10 ngày là 1 đợt.
Tê thấp phong hàn: gừng tươi, ma hoàng, lá ngải cứu già đều 60g. Cho các vị vào nồi nước đun sôi rồi bỏ ra. Dùng khăn nhúng nước này chà xát nóng toàn thân và xông nơi tê thấp.
Tay chân tê thấp: gừng tươi 30g, hành 1 nắm, xuyên khung 30g. Tất cả cho vào ấm sắc đem xông tay chân đau tê.
Khớp gối sưng to, đau, đi lại khó: dùng nước gừng tươi nửa bát, bồ kết bỏ hạt 1 quả, mang tiêu 30g, ngũ vị tử 30g, đường cát đỏ 30g, rượu 1 lít. Bồ kết, mang tiêu, ngũ vị tử, đường cát đỏ nghiền nhỏ, cho nước gừng vào trộn đều rồi cho rượu vào trộn tiếp, bôi chỗ đau.
Vai viêm đau: gừng tươi 10g, hành củ 60g, xơ mướp 20g. Tất cả giã nhỏ cho một ít rượu vào trộn đều đắp chỗ đau. Băng lại. Cách ngày thay 1 lần.
Đau lưng: gừng tươi 60g, hương phụ 150g, muối 6g. Gừng giã nát, lấy nước ngâm hương phụ 1 đêm rồi sao vàng tán nhỏ, cho muối vào trộn đều xát vào răng vài lần sẽ hết đau lưng.
Đau bắp chân bàn chân, chân sưng nặng nề: gừng tươi 3 lát, thương truật 6g, hoàng bá 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra, gừng trị nhức đầu.
Đau đầu: dùng gừng tươi hạt cải củ, hai thứ bằng nhau, một chút xạ hương. Gừng hạt cải củ giã vắt lấy nước cho ít xạ hương vào, nhỏ vào mũi; khỏi đau đầu ngay.
Đau nửa đầu (thiên đầu thống): gừng tươi 60g luộc chín, giã nát đắp huyệt dũng tuyền (vị trí dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân). Đau đầu bên trái thì đắp chân bên phải và ngược lại. Băng chặt.
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc, đem lại hương vị cho món ăn, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng, còn là một dược liệu sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền từ xa xưa. Gừng chứa axit glutamic, glycine, serin, axit aspartic, zingiberol, aldehyde, chất cay zingeron, shogaola, tinh bột... có nhiều tác dụng dưỡng sinh và phòng trị cảm, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,... Sau đây là một số cách dùng gừng trị bệnh đường tiết niệu, tê thấp...
Bí tiểu: dùng gừng tươi 1 lát, ngải cứu 3-6g. Gừng đặt dưới rốn 4-5cm trên đặt lá ngải cứu đã hơ nóng, làm nhiều lần đi tiểu được. Hoặc dùng điếu ngải cứu đốt cháy như điếu thuốc rồi hơ nóng trên gừng.
Phù thũng do viêm thận: gừng tươi 50g, hành củ 7 củ, cá quả 1 con khoảng 500g, bí xanh 500g, đường phèn 250g, rễ cỏ tranh 500g, táo tàu 300g, chè tươi 200g, đường phèn 250g. Các vị thuốc cho vào nồi, đổ 1 lít rưỡi nước nấu sôi một lúc, gạn lấy nước bỏ bã, lại đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít. Cá quả làm sạch cho vào nồi đất, đổ nước thuốc vào, đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín nhừ, cho hành củ và đường phèn vào, chia làm 3 lần ăn hết cá và nước trong ngày.
Tiểu són: gừng tươi 6g, lá ngải cứu 20g, hồi hương 20g, nhân bạch quả (rang vàng thơm) 12g. Tất cả giã nhuyễn đắp vào bụng dưới, sau đó dùng điếu ngải cứu 2-3 lần. Ngày đắp thuốc 1 lần.
Liệt dương, sợ lạnh, đái dầm nhiều: gừng tươi 150g, thục phụ phiến 30g, thịt chó 1.000g, tỏi hành đủ dùng. Thục phụ phiến cho vào ấm đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 tiếng đồng hồ. Gừng tỏi hành rửa sạch thái nhỏ, tất cả cho vào ấm nước thục phụ phiến nấu chín nhừ. Chia nhiều lần ăn cả cái và nước.
Di tinh, liệt dương: gừng tươi 5 lát, cá chạch 400g, táo tàu 6 quả (bỏ hạt). Cá chạch làm sạch bỏ ruột cho vào nồi, cho gừng, táo tàu và nước ninh nhừu. Ăn cả cái và nước chia 2 lần. Ăn 10 ngày là 1 đợt.
Tê thấp phong hàn: gừng tươi, ma hoàng, lá ngải cứu già đều 60g. Cho các vị vào nồi nước đun sôi rồi bỏ ra. Dùng khăn nhúng nước này chà xát nóng toàn thân và xông nơi tê thấp.
Tay chân tê thấp: gừng tươi 30g, hành 1 nắm, xuyên khung 30g. Tất cả cho vào ấm sắc đem xông tay chân đau tê.
Khớp gối sưng to, đau, đi lại khó: dùng nước gừng tươi nửa bát, bồ kết bỏ hạt 1 quả, mang tiêu 30g, ngũ vị tử 30g, đường cát đỏ 30g, rượu 1 lít. Bồ kết, mang tiêu, ngũ vị tử, đường cát đỏ nghiền nhỏ, cho nước gừng vào trộn đều rồi cho rượu vào trộn tiếp, bôi chỗ đau.
Vai viêm đau: gừng tươi 10g, hành củ 60g, xơ mướp 20g. Tất cả giã nhỏ cho một ít rượu vào trộn đều đắp chỗ đau. Băng lại. Cách ngày thay 1 lần.
Đau lưng: gừng tươi 60g, hương phụ 150g, muối 6g. Gừng giã nát, lấy nước ngâm hương phụ 1 đêm rồi sao vàng tán nhỏ, cho muối vào trộn đều xát vào răng vài lần sẽ hết đau lưng.
Đau bắp chân bàn chân, chân sưng nặng nề: gừng tươi 3 lát, thương truật 6g, hoàng bá 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra, gừng trị nhức đầu.
Đau đầu: dùng gừng tươi hạt cải củ, hai thứ bằng nhau, một chút xạ hương. Gừng hạt cải củ giã vắt lấy nước cho ít xạ hương vào, nhỏ vào mũi; khỏi đau đầu ngay.
Đau nửa đầu (thiên đầu thống): gừng tươi 60g luộc chín, giã nát đắp huyệt dũng tuyền (vị trí dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân). Đau đầu bên trái thì đắp chân bên phải và ngược lại. Băng chặt.
Theo Sức khỏe&Đời sống
-
Sức khỏe2 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe6 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe7 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe11 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe13 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe14 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.