Hạ đường huyết ở trẻ: Phát hiện sớm để tránh biến chứng

Nếu trẻ bị hạ đường huyết mà không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nếu trẻ bị hạ đường huyết mà không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng bị hạ đường huyết. Nếu trẻ bị hạ đường huyết mà không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt có thể gây tổn thương não. 

Sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển não của trẻ

Theo bác sĩ nguyễn Thị Hiền, BV Thanh Nhàn, trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết có nghĩa là lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường. Nếu không được điều trị, nó có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương não của bé.

Nguyên nhân gây nên tình trạng hạ đường huyết ở trẻ nhỏ được hiểu như mỗi tế bào trong cơ thể cần được cung cấp đường (hoặc glucose) để hoạt động tốt. Chúng ta lấy glucose từ thực phẩm mà chúng ta ăn, còn bé sơ sinh có được nó từ sữa. Sau khi chúng ta ăn hoặc sau khi bé được bú, lượng đường trong máu sẽ tăng lên tự nhiên. Theo thời gian, lượng đường huyết này sẽ bắt đầu giảm xuống. Đường huyết giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, đặc biệt là insulin. Khi mọi thứ hoạt động nhịp nhàng, lượng đường trong máu rất ổn định. Nhưng khi mất cân bằng, hạ đường huyết có thể xảy ra.

Với bé sơ sinh, lượng đường trong máu của bé giảm xuống trong vài giờ đầu tiên sau sinh và điều này là bình thường. Hầu hết các bé sơ sinh khỏe mạnh đều không bị ảnh hưởng gì với trường hợp này. Nếu bé được bú mẹ bất kỳ khi nào bé muốn thì cơ thể bé sẽ duy trì được lượng đường ổn định.

Tuy nhiên, một số bé có nguy cơ cao, chẳng hạn, sinh ra từ những người mẹ bị bệnh tiểu đường khiến bé có quá nhiều insulin khi chào đời, làm lượng đường trong máu của bé thấp. Ngoài ra, bé có thể bị hạ đường huyết như trẻ sinh non, trẻ bị lạnh quá mức hoặc hạ thân nhiệt, bị nhiễm trùng…

hạ đường huyết ở trẻ

Dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ thường không rõ rệt

Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh các dấu hiệu hạ đường huyết thường không rõ rệt và không đặc hiệu. Hầu hết các triệu chứng của bệnh xuất hiện trong vòng từ 3-48 giờ sau khi sinh. Cha mẹ có thể dựa vào các đặc điểm sau đây để xác định trẻ có bị hạ đường huyết hay không, BS Hiền cho biết thêm.

Dấu hiệu đầu tiên của hạ đường huyết là bé run lên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, thân nhiệt giảm xuống nhanh da dẻ nhợt nhạt, lạnh có thể tím tái, giảm trương lực cơ toàn thân. Ở bé sơ sinh bị hạ đường huyết còn các biểu hiện nghiêm trọng như: nhịp thở nhanhh, thở gấp, mạnh. Đôi khi bé cũng có thể bị ngừng thở trong khoảng một thời gian ngắn. Trường hợp bệnh nặng bé có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thá vô ý thức, hôm mê li bì…Ở bệnh viện, thường có thể xác định bé có mắc bệnh hạ đường huyết hay không phải nhờ sự hỗ trợ chẩn đoán của các phương tiện máy móc hiện đại.

Ngoài ra, hạ đường huyết còn xuất huyết các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, nôn, đói cồn cào vẫn tiếp tục làm trẻ vật vã khó chịu.

Theo BS Hiền hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm, đặc biết với trẻ sơ sinh, hạ đường huyết nếu không được điều trị tức thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt có thể gây tổn thương não của trẻ nếu để tình trạng này kéo dài.

Tai biến này thường xảy ra trong những ngày đầu sau đẻ và thường hay gặp với những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân dưới 2.500g. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy, có tới 41% trẻ đẻ thấp cân bị hạ đường huyết. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm thần kinh của trẻ sau này. Vì vậy, cần có những chuẩn đoán cụ thể để phát hiện và điều trị tốt nhất có thể.

Dự phòng hạ đường huyết ở trẻ

Bệnh hạ đường huyết là một bệnh vô cùng nguy hiểm, phải cấp cứu không thể trì hoãn.

Đối với những trẻ đẻ non 35-36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, các bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường.

Đối với trẻ lớn. khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết, cha mẹ cần cho con ăn ngay, các loại thức ăn như bột, cháo sữa… Những ngày sau, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.

Để chắc chắn, có thể tiến hành xét nghiệm đường máu có hệ thống bằng que thử Dextrostix 3 giờ một lần, trước mỗi bữa ăn, trong 3 ngày đầu nếu định lượng đường máu dưới 0,45g/l.

Hãy luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho con.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.