Hà Nội xuất hiện bệnh thủy đậu trái mùa ở hàng loạt người lớn, chuyên gia khuyến cáo đeo khẩu trang

Chỉ trong hai tuần nay, Khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tiếp nhận 9 bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu. Điều đặc biệt, các bệnh nhân này đều là người lớn.

Trao đổi với chúng tôi, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung, cho hay, trong số bệnh nhân nói trên có 8 người cùng chung sống tại một địa chỉ và một bệnh nhân hiện đang sinh sống trên địa bàn phường Thanh Nhàn.


Hà Nội xuất hiện nhiều người lớn mắc thủy đậu trái mùa

Theo đó, cách đây hơn 1 tuần, bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận 4 bệnh nhân được xác định cùng mắc thủy đậu, sau khi được điều trị các bệnh nhân này đã được xuất viện. Tiếp theo đó, thêm 4 bệnh nhân khác nhập viện với biểu hiện lâm sàng tương tự. Qua khai thác ban đầu các bệnh nhân này cùng sinh sống tại một địa chỉ.

Bệnh nhân Tẩn A Giàng 27 tuổi, quê ở Yên Minh, Hà Giang cho biết, nơi ở tập thể hiện tại của các bệnh nhân có khoảng 30 người đang sinh hoạt. Các phòng ở có giường tầng. Tuy mỗi người một giường nhưng ăn uống, sinh hoạt chung.

Theo bệnh nhân, các triệu chứng bắt đầu khởi phát cách đây 2 tuần do một người cùng phòng có biểu hiện nổi mẩn ngứa. Cùng thời điểm này có thêm một số người cùng phòng cũng với triệu chứng tương tự nên đến bệnh viện thăm khám.

Hà Nội xuất hiện bệnh thủy đậu trái mùa ở hàng loạt người lớn, chuyên gia khuyến cáo đeo khẩu trang-1
Khoa Bệnh nghề nghiệp BV Thanh Nhàn tiếp nhận nhiều bệnh nhân thủy đậu

"Sau khi 4 người trước khỏi bệnh và được xuất viện, chúng tôi cũng có triệu chứng tương tự nên được đưa đến bệnh viện để điều trị. Ban đầu tôi chóng mặt, ngứa và đau mỏi cổ, khó ngủ, sau đó là mẩn ngứa các mụn nước", anh Giàng chia sẻ.

Hà Nội xuất hiện bệnh thủy đậu trái mùa ở hàng loạt người lớn, chuyên gia khuyến cáo đeo khẩu trang-2
Hà Nội xuất hiện bệnh thủy đậu trái mùa ở hàng loạt người lớn, chuyên gia khuyến cáo đeo khẩu trang-3
Hà Nội xuất hiện bệnh thủy đậu trái mùa ở hàng loạt người lớn, chuyên gia khuyến cáo đeo khẩu trang-4
Các bệnh nhân cùng có triệu chứng tương tự

BS Nguyễn Ngọc Trung, cho biết thêm, trong số các bệnh nhân trên, một số người từng mắc bệnh thủy đậu từ khi còn nhỏ, một số mới lần đầu. 

Theo bác sĩ Trung, bệnh nhân tái mắc thủy đậu không phải là đặc biệt. Hiện chưa có thông tin cụ thể về bệnh thủy đậu lần này nhưng BS Trung nhận định sau đợt Covid-19, các bệnh nhân mắc bệnh có diễn biến phức tạp hơn, số người mắc bệnh thủy đậu cũng tăng cao hơn trước.

Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thủy (Khoa Bệnh nghề nghiệp – Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, hàng năm bệnh thủy đậu thường diễn ra vào vụ Đông Xuân (tức là khoảng tháng 11), tuy nhiên hiện tại mới đang là đầu năm nhưng đã xuất hiện bệnh thủy đậu, chủ yếu ở người lớn. Bệnh thủy đậu diễn ra trong đợt này cùng nhóm bệnh nhân đều là người lớn, đó là điều khác thường.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây cao và dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, BS Nguyễn Ngọc Trung khuyến cáo, bệnh nhân luôn phải giữ khoảng cách, cần phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp để không bị lây lan.

"Qua khai thác, hiện tại một số bệnh nhân khác (những người sinh sống cùng) với những bệnh nhân này cũng đang có triệu chứng tương tự", BS Trung nhấn mạnh.

Hà Nội xuất hiện bệnh thủy đậu trái mùa ở hàng loạt người lớn, chuyên gia khuyến cáo đeo khẩu trang-5
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung- Khoa bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn

Thủy đậu nằm trong số các bệnh truyền nhiễm nên có khả năng lây lan từ người này qua người khác. Vì thế cần phải biết thủy đậu lây qua đường nào để có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Thời gian ủ bệnh thủy đậu trong bao lâu?

Virus Varicella Zoster là nguyên nhân chính gây nên bệnh thủy đậu. Thời gian ủ bệnh thủy đậu sẽ từ 2 – 3 tuần, thông thường từ 14 – 16 ngày với các triệu chứng toàn thân điển hình như nổi mụn nước, mụn mủ, sốt, ngứa rát, nổi sẩn, vảy tiết mọc lên trên bề mặt da. Bệnh thủy đậu không để lại sẹo, trừ khi nốt mụn nước bị bội nhiễm.

Thủy đậu có lây không?

Thủy đậu có lây không? Cần phải khẳng định rằng bệnh thủy đậu nằm trong số bệnh truyền nhiễm dễ lây lan từ người sang người. Đối với người chưa từng mắc thủy đậu, chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu thì có nguy cơ cao mắc bệnh lên tới 90%.

Vậy thủy đậu lây qua đường nào?

Con đường lây lan chính của bệnh thủy đậu sẽ qua 3 hình thức: Đường hô hấp; Lây qua tiếp xúc trực tiếp; Lây qua vật trung gian khi khi người không mắc bệnh tiếp xúc, chạm vào hay sử dụng vật dụng cá nhân, giường chiếu với người mắc bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu lây nhiễm mạnh nhất khi nào?

Bệnh thủy đậu có mức độ lây nhiễm mạnh nhất trong giai đoạn phát bệnh. Ở giai đoạn này, toàn cơ thể người bệnh xuất hiện những nốt mụn nước, dễ dàng lây nhiễm sang người khác.

Bệnh thủy đậu sốt mấy ngày?

Người mắc bệnh thủy đậu sẽ bị sốt, mệt mỏi nhẹ toàn thân kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày.

Cần đưa người bệnh tới gặp bác sĩ nếu thời gian sốt kéo dài hơn, đối với trẻ nhỏ khi sốt cao trên 39 độ C kèm triệu chứng co giật, khó thở; người lớn sốt cao trên 39,5 độ C.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách nào hiệu quả?

Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, nếu có người trong gia đình hoặc bạn bè mắc bệnh hãy thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh bệnh lây lan:

- Không sinh hoạt chung trong không gian cùng người bệnh.

- Cách ly người bệnh tạm thời, sinh hoạt trong không gian riêng.

- Thường xuyên vệ sinh và sát khuẩn đồ dùng sinh hoạt của người. Đồng thời dọn vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ và thông thoáng.

- Khi tiếp xúc gần với người bệnh, hãy rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

- Người bệnh thủy đậu không nên gãi, chà xát các nốt mụn nước để tránh lây nhiễm cho người khác khi mụn nước bị vỡ ra.

- Tăng cường sức đề kháng bằng cách chế độ dinh dưỡng đủ chất và sinh hoạt điều độ.


Theo Tổ Quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://toquoc.vn/ha-noi-xuat-hien-benh-thuy-dau-trai-mua-o-hang-loat-nguoi-lon-chuyen-gia-khuyen-cao-deo-khau-trang-20230321131627037.htm

thủy đậu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.