Hại đường tiêu hóa của trẻ vì lạm dụng mì chính

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sử dụng mì chính quá sớm khiến trẻ mắc nhiều bệnh về đường tiêu hóa, nội tiết và đường ruột.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sử dụng mì chính quá sớm khiến trẻ mắc nhiều bệnh về đường tiêu hóa, nội tiết và đường ruột.

Nhiều tranh cãi

 

Nhiều bà mẹ mắc sai lầm cho khi cho rằng mì chính là một loại gia vị thông thường và vô tư sử dụng, chế biến món ăn cho con trẻ.

 

Không nên cho trẻ ăn mỳ chính quá sớm. Ảnh minh họa
Không nên cho trẻ ăn mỳ chính quá sớm. Ảnh minh họa

 

Việc sử dụng mì chính an toàn và hiệu quả từ lâu đã trở thành vấn đề nan giải, gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn, nhiều cuộc thảo luận. Sử dụng mì chính đúng cách, tránh gây độc không chỉ quan trọng đối với người lớn mà còn cực kỳ quan trọng đối với trẻ em - hệ miễn dịch yếu, cơ thể non nớt, chưa phát triển toàn diện.

 

Chị Hồ Thị Liên ở Lạc Long Quân, Tây Hồ (Hà Nội) thường xuyên sử dụng mì chính để nấu các món ăn cho cậu con trai 2 tuổi. Theo chị Liên, món ăn có mì chính giúp con chị ăn ngon miệng hơn và ăn nhiều hơn. Việc nấu món ăn cho trẻ 2 tuổi có mì chính không làm chị lo ngại, vì chị quan niệm, mì chính cũng là gia vị, muối mắm cũng là gia vị.

 

“Đều là gia vị như nhau thì không thể nói cái nào độc, cái nào không độc được. Tôi dùng mì chính và tôi thấy con tôi ăn tốt, như thế là đủ rồi”, chị Liên cho biết.

 

Trên nhiều diễn đàn, các bà mẹ cũng tỏ ra vô tư khi cho rằng, dùng mì chính không gây độc cho trẻ dưới 6 tuổi. Theo các mẹ, mì chính làm cho món ăn có vị ngọt, ngon hơn thông thường, các món ăn mềm hơn, dễ ăn hơn. Nickname Ditrung87 chia sẻ: “Bé vẫn có thể ăn được mì chính hàng ngày nếu mẹ bé biết sử dụng mì chính đúng cách khi chế biến và nấu nướng món ăn. Tuyệt nhiên, khi đã sử dụng mì chính như thế thì các bé không cần phải đoạn tuyệt mì chính nếu các bé thích ăn mì chính”.

 

Thành viên này tỏ ra am hiểu vấn đề khi lập luận: Chỉ có một số người được khuyến cáo không nên dùng mì chính trong thực đơn hàng ngày như người bị đau đầu hay có cơ địa nhạy cảm hoặc bị dị ứng.

 

Theo thành viên này, trong 1 kg bắp cải có tới 17g mì chính. “Vậy tại sao các mẹ vẫn cho con ăn bắp cải, ăn nấm, thịt, giá đỗ như bình thường? Thực chất, trong rất nhiều loại thực phẩm mà các mẹ đang cho con ăn hàng ngày đều chứa rất nhiều mì chính”, bà mẹ trẻ lên tiếng. Do đó, chị kết luận: “Những thực phẩm giàu mì chính được các mẹ cho con ăn hàng ngày, hàng tuần, đồng nghĩa con ăn rất nhiều mì chính. Do đó, con đang sử dụng mì chính với liều cao, không lý gì lại có hại”.

 

Tuy nhiên, nhiều người phản đối những lập luận trên, phản bác ý kiến mì chính không gây hại cho trẻ nhỏ. Bởi lẽ, mì chính là loại gia vị thông thường để tăng hương vị cho món ăn nhưng trong mì chính có chứa glutamat. Đây là chất gây ức chế thần kinh, có thể gây co giật. Ngoài ra, việc lạm dụng mì chính dẫn đến nguy cơ kém hấp thụ canxi của cơ thể, gây tình trạng loãng xương.

 

Hậu họa khó lường khi lạm dụng

 

Thực hiện nghiên cứu ở 349 người từ 35 - 55 tuổi thuộc 324 gia đình thường xuyên dùng mì chính để làm tăng khẩu vị thức ăn ở mức 250g/10 ngày, các chuyên gia Đại học Khon Kacu, Thái Lan khẳng định, việc lạm dụng mì chính có thể làm tăng rủi ro béo phì và hội chứng chuyển hóa cho cơ thể. Hội chứng chuyển hóa là hội chứng bao gồm một nhóm các triệu chứng và dâu hiệu thường gặp trong các bệnh “có tính chất chuyển hóa” như nhóm bệnh Nội tiết  - Tim mạch. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu ăn trên 5g mì chính/ngày sẽ gây bất lợi và là thủ phạm làm tăng hai căn bệnh nan y nói trên.

  

Nghiên cứu này chỉ rõ, trung bình mỗi người dân châu Á tiêu thụ khoảng 4g mì chính mỗi ngày. Trước đó, nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra những ai ăn trung bình 0,33g mì chính mỗi ngày có rủi ro thừa cân hơn so với những người không ăn mì chính, nhất là khi lạm dụng mì chính lại ít vận động. Ngoài ra, nếu ăn nhiều mì chính, thức ăn nhanh còn làm cho lượng đường huyết tăng, dễ mắc bệnh đái tháo đường. Mì chính còn là thủ phạm tăng đồng thời 3 căn bệnh nan y là kháng insulin, thừa cân và bệnh chuyển hóa.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ em dưới 6 tuổi, những người có tiền sử mắc bệnh hội chứng chuyển hóa, mắc bệnh đái tháo đường, người bị hen suyễn, người cao tuổi  thì không nên lạm dụng mì chính.

 

Trẻ em ăn nhiều mì chính sẽ ảnh hưởng tới các chức năng tì và vị, gây chán ăn, kén chọn khi ăn, thích ăn vặt. Ăn nhiều mì chính sẽ gây mất cân bằng giữa axit và kiềm trong cơ thể, dẫn tới tiêu hóa kém

 

Trả lời báo chí,  TS. Hoàng Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết, chưa có nghiên cứu nào cụ thể nói đến ảnh hưởng của mì chính đối với cơ thể trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ông Thanh khuyến cáo, vị giác của trẻ dưới 2 tuổi đang hình thành nên cha mẹ cần hết sức cẩn trọng trong quá trình nêm nếm gia vị. Lời khuyên an toàn mà các nhà khoa học đưa ra là không nên sử dụng mì chính cho trẻ ở độ tuổi này.

 

Theo Khổng Chiêm

 Chất lượng Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.