Hoàn toàn khỏe mạnh chỉ xuất hiện sốt, ăn uống kém bệnh nhân không ngờ bị một bệnh lý vô cùng phức tạp

Với biểu hiện sốt, ăn uống kém, thỉnh thoảng khó tiểu tiện và đau thắt lưng trái bệnh nhân không nhờ bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (còn gọi là bệnh Osler) một bệnh lý vô cùng phức tạp.

Phát hiện bệnh lý vô cùng phức tạp sau 1 tháng xuất hiện sốt, ăn uống kém

Đó trường nam bệnh nhân 33 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh. Khoảng 1 tháng nay, bệnh nhân xuất hiện sốt, ăn uống kém, thỉnh thoảng khó tiểu tiện và đau thắt lưng trái. Đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu. Sau khoảng 1 tuần điều trị kháng sinh đường tiêm phối hợp, bệnh nhân hết sốt, ăn uống tốt, được chỉ định ra viện, tiếp tục uống thuốc kháng sinh tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng sốt tái diễn sau 1 tuần. Khi quay lại khám, ngoài triệu chứng như lần trước, bệnh nhân còn có đau ngực và khó thở nhẹ. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện thêm tình trạng tim mạch bất thường: hở và sùi van hai lá, kèm theo giãn buồng tim.

Bệnh nhân được chuyển vào Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện để điều trị tiếp với chẩn đoán: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (còn gọi là bệnh Osler). Đây là một bệnh lý vô cùng phức tạp.

Hoàn toàn khỏe mạnh chỉ xuất hiện sốt, ăn uống kém bệnh nhân không ngờ bị một bệnh lý vô cùng phức tạp-1
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật

Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân đã được làm tất cả các xét nghiệm tối ưu nhưng không thể tìm thấy vi khuẩn gây ra bệnh - điều đôi khi vẫn xảy ra trong thực hành lâm sàng với các nhiễm trùng toàn thân nặng. Khi đó, sử dụng thuốc kháng sinh thế nào để diệt được vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thầy thuốc và tình trạng thực tế người bệnh. Sau một thời gian điều trị thuốc, bệnh nhân đã có cải thiện nhiễm trùng rõ rệt nhưng chưa dứt hoàn toàn.

Ngoài tình trạng hở van tim nặng, trong buồng tim còn chứa một cục sùi rất lớn và di động mạnh (khoảng 20mm, là vị trí vi khuẩn "làm tổ"). Theo y văn thế giới, những cục sùi lớn hơn 10mm nếu không được phẫu thuật kịp thời thì có thể văng ra và trôi đi một phần hay toàn bộ, nguy cơ dẫn tới tình trạng đột tử khi nó di chuyển lên não hoặc làm tắc mạch máu trong ổ bụng.

Nếu không phẫu thuật sớm bệnh nhân sẽ rất nguy hiểm

Theo nhận định các bác sĩ Bệnh viện đại học Y Hà Nội nếu mổ ngay, khi chưa dứt sốt, nghĩa là chưa chắc chắn diệt được vi khuẩn thì viêm nội tâm mạc sẽ bùng phát lại và bệnh nhân không thể qua khỏi, dù có dùng tới phương pháp ghép tim đi chăng nữa. Chưa kể, giữa lúc toàn xã hội phải giãn cách do đại dịch Covid-19, tình trạng khan hiếm máu cũng là vấn đề lớn khi tiến hành phẫu thuật tim.

Hoàn toàn khỏe mạnh chỉ xuất hiện sốt, ăn uống kém bệnh nhân không ngờ bị một bệnh lý vô cùng phức tạp-2
Hình ảnh siêu âm tim qua thực quản 3D trong mổ, kết quả van kín tốt.

Nếu đợi điều trị đủ thời gian (khoảng 2 tháng), đủ bằng chứng thuyết phục diệt được vi khuẩn và nhiễm trùng rồi mới phẫu thuật thì bệnh nhân có thể đột tử bất cứ lúc nào khi cục sùi di chuyển khỏi buồng tim. Phẫu thuật cũng là cơ hội còn lại duy nhất để có thể lấy cục sùi, đem đi xét nghiệm để tìm chính xác vi khuẩn.

Cuối cùng, sau bao trăn trở, nhiều cuộc trao đổi, bàn bạc kĩ với gia đình người bệnh, các bác sĩ quyết định phẫu thuật sớm cho bệnh nhân.

TS.BS Vũ Ngọc Tú (Bệnh viện đại học Y Hà Nội) phẫu thuật viên trực tiếp cho biết, ca mổ đã diễn ra thuận lợi, cắt bỏ cục sùi, khắc phục được hở van tim bằng giải pháp tối ưu, kỹ thuật phức tạp: bệnh nhân được tạo hình, giữ lại gần như nguyên vẹn cấu trúc van tim thay vì sử dụng kỹ thuật khá đơn giản là thay van tim nhân tạo như thông thường.

Lý do ê kíp mổ lựa chọn phương pháp này vì bệnh nhân còn quá trẻ, tạo hình thành công sẽ là tiền đề để anh có cuộc sống hoàn toàn bình thường sau này, thay vì phải khám định kỳ liên tục, sử dụng thuốc chống đông liều cao, kèm theo nhiều biến chứng, hệ lụy nguy hiểm đeo đẳng suốt đời nếu như phải thay van nhân tạo. Ngoài ra, tạo hình van tim cũng sẽ giảm thiểu cấu trúc nhân tạo được đưa vào buồng tim, giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, nhờ kỹ thuật siêu âm tim thực quản 3D được thực hiện ngay trong mổ cho thấy các cấu trúc và chức năng van tim, buồng tim tốt như ở người bình thường.

Sau mổ 2 ngày, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, hết sốt, nói chuyện và ăn uống bình thường. Đây là cơ sở quan trọng để chuyển sang giai đoạn điều trị dứt điểm viêm nội tâm mạc, bệnh nhân có thể xuất viện trong thời gian sớm nhất.

Theo ICTVietNam

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ictvietnam.vn/hoan-toan-khoe-manh-chi-xuat-hien-sot-an-uong-kem-benh-nhan-khong-ngo-bi-mot-benh-ly-vo-cung-phuc-tap-22202016412916415.htm

bệnh nguy hiểm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.