Hung thủ cần vạch mặt: trầm cảm che đậy

Đậy là bệnh rất hay gặp. Khi mắc bệnh, nhiều người sớm biểu hiện bi quan, bỏ bê công việc, ngại giao tiếp, từ đó sinh ra tự ám thị. Có người vì không hiểu hết biểu hiện của bệnh, đã sinh ra ý tưởng tự sát.

Đậy là bệnh rất hay gặp. Khi mắc bệnh, nhiều người sớm biểu hiện bi quan, bỏ bê công việc, ngại giao tiếp, từ đó sinh ra tự ám thị. Có người vì không hiểu hết biểu hiện của bệnh, đã sinh ra ý tưởng tự sát.

Nữ mắc nhiều hơn nam

Tìm cách bộc lộ cảm xúc là phương thuốc chống trầm cảm tốt nhất. Trong ảnh: tập luyện yoga cười. Ảnh: Mai Kỳ

Trầm cảm che đậy có nhiều tên gọi: trầm cảm ẩn, trầm cảm cơ thể, trầm cảm tâm căn, trầm cảm tương đương, trầm cảm không trầm cảm, trầm cảm mong manh, trầm cảm thực vật… Đây là một trạng thái bệnh lý trong đó những rối loạn cảm xúc được che lấp, chỉ biểu hiện ra ngoài bằng những lời than vãn của bệnh nhân về các bệnh lý cơ thể kéo dài.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam. Có đến 90% số bệnh nhân trầm cảm che đậy đến khám ở các trung tâm đa khoa trước khi khám ở chuyên khoa tâm thần, trong đó nhiều trường hợp không được phát hiện kịp thời khiến người bệnh thường xuyên khám bệnh ở nhiều nơi, đến bác sĩ chuyên khoa này điều trị chưa bớt lại tìm bác sĩ chuyên khoa khác mà vẫn không phát hiện được tổn thương. Từ đó, họ rất dễ tự ám thị, rồi sinh lo âu, bệnh ngày càng nặng.

Triệu chứng thường gặp

Trong trầm cảm che đậy, các triệu chứng rối loạn cảm xúc không hoặc ít biểu hiện ra ngoài, mà các triệu chứng nổi lên là một phức bộ những triệu chứng suy nhược, loạn cảm giác bản thể, rối loạn thực vật nội tạng…

Các triệu chứng thường được ghi nhận nhiều nhất là ở hệ thần kinh và hệ tiêu hoá. Trong đó, thường gặp là các triệu chứng sau: cảm giác đau nhức mơ hồ; nhức đầu, căng đầu; đau lưng, đau kiểu đau thần kinh; rối loạn đường tiêu hoá (đau và khó chịu ở các vùng bụng khác nhau, táo bón…); rối loạn về tim mạch (đau hay cảm giác khó chịu ở vùng trước tim); rối loạn về hô hấp (khó thở, đôi khi thở gấp).

Ngoài ra, nhiều triệu chứng khác cũng có thể gặp: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ nhiều); lo âu, hoảng sợ; ám ảnh cưỡng bức; chán ăn hoặc ăn nhiều; lạm dụng rượu, ma tuý…

Khi có những triệu chứng trên, người bệnh nên đến các bệnh viện tâm thần hoặc cơ sở điều trị có chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán kịp thời.

Phát hiện sớm, điều trị khả quan

Trầm cảm nói chung có một cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, làm cho người bệnh có nhiều thay đổi về tâm thần, cơ thể, thần kinh và nội tiết. Ngày nay nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật sinh hoá học, người ta đã đo được sự biến đổi của các chất môi giới thần kinh, nội tiết. Do vậy, việc điều trị đạt được nhiều kết quả khả quan nếu bệnh được phát hiện sớm.

Để điều trị, trước hết cần thăm khám toàn diện về lâm sàng, cận lâm sàng. Cố gắng tìm nguyên nhân. Điều trị kết hợp hài hoà giữa hoá trị liệu, liệu pháp tâm lý và nâng đỡ cộng đồng. Các liệu pháp tâm lý có thể áp dụng là: liệu pháp nhận thức, liệu pháp nâng đỡ môi trường sống. Về hoá trị liệu, nên chọn nhóm chống trầm cảm yên dịu. Có thể phối hợp thuốc bình thản giải lo âu. Nâng đỡ cơ thể bằng vitamin. Chú ý chế độ dinh dưỡng cải thiện sức khoẻ thể chất cho người bệnh. Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài để đề phòng tái phát.

Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy để bệnh không có yếu tố thuận lợi phát triển, chúng ta cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tăng cường thư giãn, nhằm tránh đi những sang chấn tâm thần nguy hại.

Theo SGTT


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.