Khi nào không nên tiêm chủng cho bé?

Để tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, ta cần cho bé đi tiềm phòng. Tuy nhiên, việc tiêm chủng không những không phòng được dịch bệnh mà còn dẫn đến những phản ứng bất lợi cho trẻ trong các trường hợp dưới đây:

>> Lưu ý khi đưa con đi tiêm chủng

>> 10 ngộ nhận về tiêm phòng Vaccine

1. Khi bộ phận da nơi cần tiêm chủng trên cơ thể của trẻ bị viêm, mẩn ngứa hoặc mưng mủ nghiêm trọng thì nên chữa khỏi bệnh trước rồi hãy tiến hành tiêm chủng sau.

2. Khi trẻ đang sốt, nhiệt độ cơ thể vượt quá 37,5 độ C thì nên tìm hiểu nguyên nhân gây sốt và để đến lúc bé khỏi sốt hẳn mới tiến hành tiêm chủng, vì khi tiêm cơ thườngn xuất hiện phản ứng, nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ làm tình trạng sốt của bé trầm trọng thêm. Ngoài ra sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh truyền nhiễm cấp tính như cảm, sởi, viêm màng não, viêm gan... khi đó văcxin tiêm chủng không những làm tăng nhanh khả năng phát bệnh mà còn khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng, khiến bác sĩ khó chuẩn đoán bệnh hơn. Bên cạnh đó, thành phần kháng nguyên trong văcxin và vi khuẩn gây bệnh sẽ kết hợp lẫn nhau làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ.

(Ảnh minh họa)

3. Trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm hoặc mới khỏi bệnh chưa đầy hai tuần, đang trong quá trình phục hồi sức khỏe cũng nên hoãn tiêm phòng.

4. Những trẻ bị bệnh nặng về tim, gan, phổi, lao cũng không nên tiêm chủng, bởi thể chất các trẻ này thường kém, khó chấp nhận được những phản ứng nhẹ do vắc xin gây nên. Các cơ quan đang có các bệnh nói trên cũng không thể chịu đựng thêm những gánh nặng khác, vì vậy sau khi tiêm chủng thường có những phản ứng khá nghiêm trọng.

5. Trẻ bị các bệnh liên quan đến thần kinh như tâm thần, động kinh, não bộ kém phát triển cũng không nên tiêm phòng.

6. Trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ nặng, bị còi xương nghiêm trọng, hoặc những trẻ có hệ miễn dịch bẩm sinh thiếu hụt cũng không nên tiêm chủng. Ở các trẻ này, nguyên liệu chế tạo ra khả năng miễn dịch còn thiếu hoặc khả năng các cơ quan hình thành miễn dịch kém, vì vậy không nên tiêm chủng.

7. Những trẻ bị hen suyễn, bị mề đay, hoặc có thể chất quá nhạy cảm, khi tiêm vắc xin thường xảy ra dị ứng cũng không nên tiêm chủng. Nguyên nhân là vì trong vắc xin chứa một hàm lượng chất gây dị ứng vô cùng nhỏ, không ảnh hưởng tới trẻ phát triển bình thường, nhưng lại có thể dẫn đến những phản ứng gây nguy hại với những trẻ có cơ thể quá nhạy cảm.

8. Trẻ bị tiêu chảy cấp, đại tiện quá 4 lần/ngày không nên sử dụng vắc xin, vì việc trẻ đi ngoài nhiều sẽ nhanh chóng bài tiết văcxin ra khiến vắc xin mất tác dụng. Mặt khác, nếu tiêu chảy do vi rút sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của vắc xin.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.