Khi nào nên lấy cao răng?

Sự nở rộ của các dịch vụ chăm sóc răng miệng đã làm “điên đầu” nhiều người khi hàng loạt các kỹ thuật lấy cao răng được quảng cáo rầm rộ kèm theo những lời khuyên rất khác nhau. Có nơi khuyên nên lấy hàng ngày, có nơi kêu hàng tuần, có nơi lại khuyên hàng năm. Nên ứng xử với cao răng như thế nào cho đúng cách?

Sự nở rộ của các dịch vụ chăm sóc răng miệng đã làm “điên đầu” nhiều người khihàng loạt các kỹ thuật lấy cao răng được quảng cáo rầm rộ kèm theo những lờikhuyên rất khác nhau. Có nơi khuyên nên lấy hàng ngày, có nơi kêu hàng tuần, cónơi lại khuyên hàng năm. Nên ứng xử với cao răng như thế nào cho đúng cách?

Caorăng: ổ vi khuẩn

Saukhi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Nếu màng nàykhông được làm sạch, các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọilà mảng bám. Có một nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trọng lượng mảng bám là vikhuẩn, tức trong 1mg mảng bám (bằng kích thước đầu tăm) chứa tới một tỉ vi khuẩn.Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉnha khoa.

Nhưng khi tồn tạilâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (mảnhvụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), xác tế bào biểu mô, sựlắng đọng sắt của huyết thanh... trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặcdưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng). Đến lúc này chỉ có nha sĩ mới có thểlàm sạch bằng các dụng cụ chuyên dùng.

Khi nào nên lấy cao răng?

Nếu không lấy cao răng, độc tố của vi khuẩn trong cao răng sẽ gây ra viêm lợi với các biểu hiện răng chảy máu, miệng có mùi hôi

Caorăng có hai loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường nhưđã mô tả ở trên. Khi cao răng thường gây viêm lợi, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịchviêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảngcao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

Đừngđợi có cao răng mới đi lấy

Nếukhông lấy cao răng, độc tố của vi khuẩn trong cao răng sẽ gây ra viêm lợi vớicác biểu hiện răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Hoặc cũng có thể gây viêm nha chudẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể lung layvà rụng. Cao răng còn gây ra viêm tuỷ ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răngcũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng: viêm niêmmạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng… Do những ảnh hưởng này mà cao răngcần được lấy sạch.

Tốt nhất nên kiểmtra các mảng bám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Không nên đợi có cao răng mới đilấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả. Cónhiều phương pháp lấy cao răng, phổ biến nhất hiện nay là:

Lấybằng máy thổi cát: tuy làm sạch cao răng khá tốt vàhạn chế được lây nhiễm chéo nhưng lại dễ làm rỗ bề mặt răng do những hạt cátđược phun ra trong quá trình làm sạch, khiến răng dễ nhiễm màu và tạo điều kiệncho mảng bám hình thành nhanh hơn.

Lấybằng máy siêu âm: là phương pháp lấy cao răng triệtđể với cảm giác êm ái. Với những bệnh nhân nhiều cao răng, nên sử dụng phươngpháp này thay vì máy thổi cát (rất khó lấy cao răng dưới nướu).

Làmgì để phòng ngừa?

Trongquá trình lấy cao răng có thể bị chảy máu, nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể xảy ra.Do đó, để lấy cao răng an toàn, đòi hỏi các dụng cụ và thiết bị phải được tiệttrùng nghiêm ngặt. Tốt hơn hết, mỗi người nên tự giữ cho răng luôn sạch để hạnchế tổn thương, cũng như các thao tác kỹ thuật phải can thiệp vào răng.

Để ngăn ngừa caorăng, cần đánh răng đúng cách sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch mảnh vụnthức ăn ở kẽ răng. Ngậm nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Kiểm tra răngmiệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần, nhất là trẻ nhỏ rất cần khám răng định kỳ và lấycao răng thường xuyên theo chỉ định của nha sĩ.

Theo TS.BS Lương Hải Minh
SGTT




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.