Lạm dụng thuốc chứa corticoid, trẻ bị hoại tử ngón tay

BS Phạm Thị Lan cho biết, khi dùng điều trị các bệnh ngoài da (thậm chí là thuốc được bác sĩ kê đơn), người bệnh cần lưu ý về tác dụng phụ có thể xảy ra do thuốc này.

Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận một trẻ 2 tháng tuổi bị hoại tử đầu ngón tay, chỉ vì người thân mua kem chứa thuốc corticoid thoa mụn bóng nước trên da.

Nhóm corticoid là thuốc được dùng phổ biến điều trị bệnh ngoài da, nhanh khỏi và dễ mua nên hay bị người dân lạm dụng.

BS Phạm Thị Lan cho biết, khi dùng điều trị các bệnh ngoài da (thậm chí là thuốc được bác sĩ kê đơn), người bệnh cần lưu ý về tác dụng phụ có thể xảy ra do thuốc này.

Tác dụng phụ trên da là biểu hiện thường gặp khi dùng corticoid bôi, điển hình nhất là teo da (có thể xảy ra rất nhanh khi dùng thuốc bôi đặc biệt là khi bôi ở vùng da mỏng hoặc nếp gấp), trứng cá và tổn thương da dạng trứng cá, đôi khi viêm da quanh miệng, rạn da, giãn mạch, xuất huyết, rậm lông, rối loạn sắc tố, bùng phát nhiễm khuẩn, nấm, virut, làm chậm liền vết thương, viêm da tiếp xúc dị ứng do thành phần có trong tá dược.

Ảnh minh họa.

Các cô gái trước tuổi dậy thì nếu bôi các loại corticoid lên da diện rộng, lâu ngày sẽ bị rối loạn sự phát triển hệ lông. Cũng do corticoid có thể thấm qua da vào máu nên có chống chỉ định ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi. Bôi ngoài da cho trẻ, thuốc chứa corticoid sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn.

Corticoid có hoạt tính mạnh nhất ở dạng thuốc mỡ, tiếp đến là thuốc dạng dầu, gel, cream, dung dịch, xịt. Một số biệt dược có chứa corticoid như Cortibion, Celestoderme, Synalar, Halog, Hydrocortisone, Flucinar, Topsyne, Betneval…

Nếu dùng đúng chỉ định, những thuốc này có thể chữa khỏi một số bệnh ngoài da khó trị, nhưng ngay cả người lớn, đặc biệt là phụ nữ, có người dùng sai chỉ định, như dùng để chữa các vết lở loét, dùng trị mụn trứng cá, thậm chí dùng như kem dưỡng da. Nếu bôi lên da mặt lâu ngày sẽ phát mụn li ti khắp mặt. Không những thế, thuốc có thể thấm qua da vào máu gây tác dụng toàn thân (có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm).

Để tránh các tác dụng phụ của thuốc bôi ngoài da chứa corticoid, việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc. Với các vùng da có đặc điểm giải phẫu khác nhau, cho khả năng hấp phụ thuốc khác nhau nên dùng thuốc có độ mạnh, nhẹ khác nhau. Ví dụ, ở vùng da dày như bàn tay, bàn chân nên dùng loại có hoạt tính mạnh, cực mạnh, còn ở mặt, bẹn bìu nên dùng loại vừa hoặc nhẹ.

Tránh bôi một vùng da rộng, nhất là với loại có hoạt tính mạnh, vì thuốc dễ gây biến chứng toàn thân. Việc bôi thuốc mỡ với diện rộng sẽ gây hạn chế hô hấp ở da. Bởi vậy, nếu có thương tổn lan tỏa toàn thân, nên bôi luân chuyển từng vùng

Hạn chế dùng các loại thuốc có chứa corticoid với trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh và nhũ nhi, trong trường hợp phải dùng thuốc thì chỉ nên dùng loại có hoạt tính nhẹ, không bôi thuốc quá 7 ngày.

Theo Infonet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.